Có thai bao nhiêu ngày thì siêu âm thấy thai? [Bác sĩ giải đáp]

Người viết: Nguyễn Thị Minh Tâm Tham vấn: Trương Thị Vân Ngày đăng: 18.08.2020 - 796 lượt xem

Siêu âm là kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh giúp nữ giới biết bản thân có đang mang thai hay không, thai ngoài tử cung hay nằm trong tử cung, bao nhiêu tuần tuổi, có tim thai chưa… Tuy nhiên, để có kết quả chính xác đồng thời tránh gây hại cho thai nhi, nữ giới cần thực hiện siêu âm thai tại thời điểm thích hợp. Vậy có thai bao nhiêu ngày thì siêu âm thấy thai? Cần khám thai, siêu âm thai vào những thời điểm nào? Thạc sĩ. Bác sĩ Trương Thị Vân – Nguyên trưởng khoa Sản với hơn 30 năm kinh nghiệm sẽ giải đáp cụ thể những vấn đề này trong bài viết dưới đây.

Mục lục
  • 1. Có thai bao nhiêu ngày thì siêu âm thấy thai?
  • 2. Vì sao cần siêu âm thai sớm?
  • 3. Các mốc siêu âm thai quan trọng

Có thai bao nhiêu ngày thì siêu âm thấy thai?

Thạc sĩ. Bác sĩ Trương Thị Vân cho biết: “Ngay sau khi trễ kinh 2 tuần (tính từ ngày đầu tiên có kinh gần nhất) đồng thời dùng que thử thai thấy xuất hiện 2 vạch là nữ giới đã có thể đi khám thai để biết bản thân đã mang thai hay chưa thông qua một số xét nghiệm như xét nghiệm máu, xét nghiệm nước tiểu…

Có thai bao nhiêu ngày thi siêu âm thấy, chậm king bao lâu thì siêu âm thấy thai

Còn để siêu âm thấy thai trong buồng tử cung cho kết quả chính xác thì nữ giới cần phải đợi thêm vài tuần nữa (sau khi trễ kinh khoảng 5 tuần trở đi). Bên cạnh đó, việc siêu âm quá sớm cũng không được khuyến khích vì có thể ảnh hưởng không tốt tới thai nhi”.

>>>Bạn nên đọc:Khi nào nên siêu âm thai lần đầu? – Câu hỏi nhiều chị em quan tâm

Vì sao cần siêu âm thai sớm?

Siêu âm thai sớm tại thời điểm thích hợp giúp nữ giới phát hiện sớm về sự tồn tại của thai nhi, từ đó điều chỉnh thói quen ăn uống, sinh hoạt của bản thân một cách hợp lý hơn giúp thai phát triển an toàn, khỏe mạnh nhất. Bên cạnh đó, khi đi siêu âm thai, mẹ thường được yêu cầu làm thêm một số kiểm tra tại vùng sinh dục để xem có mắc bệnh gì không, đặc biệt là những căn bệnh truyền nhiễm. Nếu có thì cần điều trị ngay để tránh ảnh hưởng tới sự phát triển của con.

Các mốc siêu âm thai quan trọng

Có 8 mốc khám thai, siêu âm thai quan trọng mà mẹ bầu cần nhớ là:

  • Khi nghi ngờ hoặc phát hiện bản thân mang thai: Ngay khi thấy que thử thai xuất hiện 2 vạch hoặc nghi ngờ bản thân mang thai thông qua một số biểu hiện như trễ kinh, tức bụng, ngực đau tức, người mệt mỏi, buồn nôn, nôn, tính khí thất thường… nữ giới cần chủ động thăm khám ngay. Trường hợp thai chưa vào tử cung, chưa có tim thai sẽ được bác sĩ hẹn khám lại sau 1-2 tuần.
  • Thai được 6-8 tuần tuổi: Lần khám này giúp mẹ biết chính xác tim thai, kích thước túi ối, chiều dài phôi thai, xem thai có phát triển tương xứng với tuổi thai hay không.
  • Thai được 12-13 tuần tuổi: Trong lần khám này, bác sĩ sẽ tiến hành đo độ mờ gáy để sàng lọc dị tật bẩm sinh cho thai. Bên cạnh đó, mẹ sẽ được yêu cầu làm xét nghiệm Double test để phát hiện hội chứng Down ở thai.
  • Thai được 14-17 tuần tuổi: Mẹ được tiến hành siêu âm định kỳ đồng thời thực hiện xét nghiệm sàng lọc Triple test để dự đoán nguy cơ hội chứng Down, dị dạng nhiễm sắc thể ở thai nhi.
  • Thai được 20-22 tuần tuổi: Lần khám này giúp mẹ phát hiện những bất thường về hình thái ở thai nhi (như tim, hệ xương…) từ đó có biện pháp xử trí tốt nhất. Ngoài ra, mẹ sẽ được yêu cầu làm thêm một số xét nghiệm khác như xét nghiệm máu, xét nghiệm nước tiểu để kiểm tra HIV, viêm gan B, nhóm máu, yếu tố Rh, lượng đạm trong nước tiểu…
  • Thai được 26-28 tuần tuổi: Nếu mẹ chưa được tiêm phòng uốn ván thì sẽ được tiêm mũi 1 trong lần khám này. Mũi 2 cách mũi 1 ít nhất 1 tháng đồng thời phải được tiêm trước sinh ít nhất 15 ngày. Nếu mẹ đã tiêm mũi 1 thì sẽ được tiêm nốt mũi 2 tại lần khám này. Còn nếu mẹ đã tiêm phòng uốn ván đủ 2 mũi chưa đến 5 năm thì không cần tiêm nữa.
  • Thai được 31-32 tuần tuổi: Mẹ được tiến hành siêu âm 4D để xác định lần cuối về dị tật bẩm sinh, theo dõi doppler động mạch rốn, động mạch não, động mạch tử cung kết hợp khám tổng quát, xem xét vị trí ngôi thai để đánh giá, tiên lượng về sự phát triển của thai nhi.
  • Thai được 35-36 tuần tuổi: Mẹ được yêu cầu làm Non-stress test để kiểm tra sức khỏe thai nhi, tìm hiểu xem thai có nhận đủ oxy hay không.

Lưu ý: Kể từ tuần 36 trở đi, mẹ cần khám thai, siêu âm thai định kỳ hàng tuần hoặc bất cứ khi nào cảm thấy đau bụng, ra máu bất thường tại âm đạo…

>>>Tham khảo thêm: Siêu âm thai 12 tuần tuổi mẹ biết được điều gì?

Một trong những địa chỉ khám thai uy tín cho kết quả nhanh chóng, chính xác mà mẹ có thể tin tưởng tìm đến là phòng khám Đa Khoa Y Học Quốc Tế (số 12 Kim Mã – Ba Đình – Hà Nội). Phòng khám không chỉ quy tụ nhiều Thạc sĩ, bác sĩ đầu ngành, ưu tú, giỏi, chuyên môn môn, giàu kinh nghiệm mà còn đầu tư hệ thống máy móc hiện đại với quy trình thực hiện nghiêm ngặt đảm bảo vệ sinh, điều kiện vô trùng đạt chuẩn. Thông tin cá nhân bảo mật tuyệt đối, chi phí niêm yết công khai minh bạch rõ ràng.

Hi vọng bài viết đã giúp bạn đọc biết có thai bao nhiêu ngày thì siêu âm thấy thai cùng các mốc khám thai, siêu âm thai quan trọng được khuyến cáo bởi Bộ y tế. Nếu còn bất cứ điều gì thắc mắc về vấn đề này, hãy nhấp chuột chọn [Tư vấn trực tuyến] để được các bác sĩ tư vấn cụ thể hơn (hoàn toàn miễn phí).

Tham khảo: Trễ kinh bao lâu thì siêu âm thấy thai?: https://benhvienthucuc.vn/tre-kinh-bao-lau-thi-sieu-am-thay-thai/. Đã tham khảo ngày: 18/8/2020

Cập nhật lần cuối: 26.08.2020

Nếu còn thắc mắc, bạn có thể liên hệ với bác sĩ chuyên khoa bằng cách:

Chuyên khoa I Y Học Cổ Truyền
Bác sĩ : Nguyễn Thị Minh Tâm Chuyên khoa I Y Học Cổ Truyền

– Bác sĩ Nguyễn Thị Minh Tâm có kinh nghiệm phong phú trong việc áp dụng những thành tựu của Y học cổ truyền kết hợp với Y học hiện đại trong điều trị các bệnh phụ khoa, nam khoa, các bệnh lây truyền qua đường tình dục. Phương pháp chữa bệnh độc đáo, giúp người bệnh lấy lại sức khỏe, có cuộc sống hạnh phúc.  

Những Thành Tích Đạt Được

– Trải qua thời gian học tập và nghiên cứu cũng như kinh nghiệm thực tiễn trong thăm khám và điều trị cho bệnh nhân, bác sĩ Nguyễn Thị Minh Tâm luôn không ngừng phấn đấu để đóng góp cho sự thành công của y học nói chung cũng như y học cổ truyền nói riêng mang lại hiệu quả cao. Bác sĩ nhận được rất nhiều bằng khen, giấy khen từ cấp cơ sở đến cấp Bộ…

– Có nhiều kỷ niệm chương vì sức khỏe nhân dân.

Xem thêm
Đăng ký khám trực tuyến