Dấu hiệu rách vết khâu tầng sinh môn như thế nào?

Người viết: Dương Thị Thắng Tham vấn: Nguyễn Thị Luyện Ngày đăng: 10.05.2021 - 1691 lượt xem

Để việc đẻ thường được diễn ra thuận lợi hơn, nhiều bác sĩ cần phải thực hiện rạch tầng sinh môn và khâu lại hoàn chỉnh sau ca sinh. Tuy nhiên, nhiều khi vết khâu tầng sinh môn đó vẫn có thể bị rách, dẫn đến chảy máu làm chị em cảm thấy lo lắng. Vậy dấu hiệu rách vết khâu tầng sinh môn như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu những thông tin chia sẻ dưới đây.

Mục lục
  • 1. Tại sao phải rạch tầng sinh môn?
  • 2. Nguyên nhân vết khâu tầng sinh môn bị hở và rách
  • 3. Dấu hiệu rách vết tầng sinh môn
  • 4. Làm gì khi vết khâu tầng sinh môn bị rách?
    • 4.1. Cách chăm sóc vết khâu tầng sinh môn
    • 4.2. Cách giữ vệ sinh tầng sinh môn tại nhà
    • 4.3. Bí quyết giúp vết thương mau lành
  • 5. Vết khâu tầng sinh môn có để lại sẹo không?
  • 6. Địa chỉ chăm sóc sức khỏe sinh sản an toàn – chi phí hợp lý

Tại sao phải rạch tầng sinh môn?

Rạch tầng sinh môn là gì?
Rạch tầng sinh môn là gì?

Tầng sinh môn chính là phần nông của sàn chậu, nằm ở phần mô giữa hậu môn và âm đạo. Trong quá trình sinh nở, bác sĩ sẽ thực hiện rạch tầng sinh môn để hỗ trợ và thúc đẩy nhanh quá trình chuyển dạ khi sản phụ có dấu hiệu sinh khó vì thai quá lớn hay bị hẹp xương chậu, lưỡng đỉnh rộng.

Thủ thuật rạch tầng sinh môn này chỉ được áp dụng trong trường hợp các sản phụ có nguy cơ bị rách cơ vòng hậu môn và có dấu hiệu suy thai, sinh non hoặc em bé có đầu quá lớn hay thai bị ngược. Sau khi kết thúc quá trình sinh nở, các bác sĩ sẽ tiến hành khâu lại vết rạch tầng sinh môn cho sản phụ.

Nguyên nhân vết khâu tầng sinh môn bị hở và rách

Trên thực tế, nếu như chị em chăm sóc vết khâu tầng sinh môn cẩn thận kèm theo đó là chế độ nghỉ ngơi thì sẽ ít phải gặp các biến chứng sau sinh hơn. Tuy nhiên, trong một vài trường hợp, không phải sản phụ nào sinh thường cũng thuận lợi trong quá trình hồi phục vết khâu tầng sinh môn sau sinh. Nhiều trường hợp bị rách, bị hở là do:

  • Vệ sinh vùng kín không đúng cách, khiến cho vết thương tại tầng sinh môn khó hồi phục nhanh.
  • Các mô mới hình thành ở tầng sinh môn bị yếu nên dễ bị tổn thương và khiến cho chỉ khâu tầng sinh môn bị lỏng lẻo, đứt rời.
  • Do thói quen của sản phụ sau sinh thường ngồi lệch sang một bên, bế con sai tư thế, phải đi lại, vận động nhiều…

Dấu hiệu rách vết tầng sinh môn

Dấu hiệu rách vết khâu tầng sinh môn
Dấu hiệu rách vết khâu tầng sinh môn

Rách vết khâu tầng sinh môn là hiện tượng vết khâu bị nhiễm trùng, lên mủ, ngứa, chảy máu… Vì vậy ngay khi có các biểu hiện bất thường dưới đây bạn cần đến ngay các cơ sở y tế để được hỗ trợ và khám xét:

  • Vết khâu tầng sinh môn bị đau bất thường, lên mủ và có mùi hôi (dấu hiệu nhiễm trùng ở tầng sinh môn)
  • Sốt, ớn lạnh
  • Đau vùng bụng dưới
  • Cảm giác đau và nóng rát khi đi tiểu
  • Không thể kiềm chế khi mắc đại tiện
  • Không thể kiểm soát trung tiện
  • Chảy máu nhiều hoặc ra cục máu đông

Làm gì khi vết khâu tầng sinh môn bị rách?

Khi vết khâu tầng sinh môn bị rách chị em rất có thể bị nhiễm trùng vùng kín. Hơn nữa, nếu để tình trạng nhiễm trùng kéo dài lâu nó còn làm ảnh hưởng đến cả quá trình phục hồi vết khâu tầng sinh môn, gây đau đớn kéo dài, để lại sẹo làm mất thẩm mỹ vùng kín. Do đó, ngay khi có các biểu hiện của rách vết khâu tầng sinh môn chị em cần nhanh chóng đến ngay cơ sở y tế để thăm khám, tránh xảy ra những biến chứng nguy hiểm.

Tại các cơ sở y tế chị em đến thăm khám, bác sĩ phụ khoa sẽ xem xét mức độ tổn thương tầng sinh môn để hỗ trợ và tư vấn cách xử lý kịp thời vết rách. Theo đó, bác sĩ có thể dùng biện pháp massage để giúp vết sẹo mềm mại hoặc làm phẫu thuật thẩm mỹ lại. Bên cạnh đó, chị em cũng cần chú ý vệ sinh sạch sẽ vùng kín, tránh thụt rửa sâu, sử dụng chất tẩy rửa mạnh vì vết thương sau mổ ở vùng này khá nhạy cảm và dễ bị nhiễm trùng.

Cách chăm sóc vết khâu tầng sinh môn

Cách giảm đau vết khâu:

  • Chườm lạnh: đây là phương pháp giúp giảm đau và giảm viêm sưng được nhiều người áp dụng. Chị em thực hiện bằng cách ngồi vào bồn nước lạnh sau đó lau khô vết khâu với khăn sạch
  • Sử dụng thuốc giảm đau: sản phụ có thể yêu cầu bác sĩ kê đơn thuốc giảm đau mà không ảnh hưởng đến chất lượng của sữa
  • Điều chỉnh tư thế: hãy chọn cho mình những tư thế ngồi và nằm cho bớt đau cũng như giúp bản thân thấy thoải mái hơn
  • Kiêng quan hệ tình dục: tốt nhất nên kiêng quan hệ tình dục từ 2 – 3 tuần sau sinh
  • Chăm sóc vết khâu: giữ cho vết khâu luôn được khô ráo. Trong trường hợp đại tiện khó khăn có thể dùng thuốc làm mềm phân trước khi đi
  • Hạn chế vận động mạnh để tránh gây tổn hại cho vết thương
  • Ăn nhiều chất xơ và uống nhiều nước tránh bị táo bón
  • Nên nghỉ ngơi và hoạt động nhẹ nhàng
Cách chăm sóc vết rạch tầng sinh môn sau sinh
Cách chăm sóc vết rạch tầng sinh môn sau sinh

Cách giữ vệ sinh tầng sinh môn tại nhà

  • Giữ cho vết khâu luôn khô ráo, sạch sẽ bằng cách sử dụng nước đun sôi để nguội pha chút muối loãng để vệ sinh vùng kín hoặc rửa vùng kín bằng dung dịch rửa phụ khoa chuyên dụng cho phụ nữ sau sinh. Nên vệ sinh ít nhất 3 lần/ngày, nhất là sau khi tiểu tiện nên thấm khô vùng kín bằng khăn mềm, khi lau thì lau nhẹ nhàng từ trước ra sau
  • Thay băng vệ sinh thường xuyên để đảm bảo không làm tổn hại đến vết khâu
  • Không nên thụt rửa âm đạo quá sâu khi chưa có sự cho phép của bác sĩ
  • Nên tránh để vết thương tiếp xúc với bề mặt vải. Sử dụng quần lót một lần hoặc quần lót bằng chất liệu cotton thấm hút tốt, rộng rãi, thoải mái với eo cao để đảm bảo dịu nhẹ nhất với vết khâu

Bí quyết giúp vết thương mau lành

  • Chăm sóc vết thương đúng cách: khi đi vệ sinh mẹ có thể sử dụng bông hoặc gạc y tế nhúng vào nước ấm rồi lau theo một chiều duy nhất bắt đầu từ âm đạo rồi kéo nhẹ về phía hậu môn. Tuyệt đối không lau đi lau lại nhiều chiều để tránh vi khuẩn từ hậu môn có thể tiếp xúc với vết thương
  • Tắm đúng cách: không dùng vòi xịt thẳng lâu và mạnh vào vết thương vì lực nước sẽ dễ làm cho vết khâu bị bục chỉ cũng như tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn tấn công. Sau khi tắm nên dùng khăn mềm thấm khô xung quanh vùng kín và vết khâu rồi đóng băng vệ sinh sạch sẽ
  • Chăm sóc vết khâu tầng sinh môn bằng cách đi bộ: việc đi bộ nhẹ nhàng sau khi sinh sẽ giúp lưu thông máu đến vùng tầng sinh môn, giảm sưng và giúp vết khâu mau lành hơn. Do đó ngay khi ngồi dậy được bình thường chị em hãy đi bộ nhẹ nhàng quanh giường bệnh hoặc tập đi ngoài hành lang khoa hậu sản. Lúc đầu việc đi lại có thể khó khăn và gây đau nhưng hãy cố gắng tập đi bằng cách đi thẳng người, hai chân dang rộng ra một chút và bước đi tự tin.

Vết khâu tầng sinh môn có để lại sẹo không?

Vết khâu tầng sinh môn có để lại sẹo hay không điều này còn phụ thuộc vào cơ địa của mỗi người vì thế để hạn chế sẹo do vết khâu tầng sinh môn gây ra chị em cũng nên tránh các loại thực phẩm dễ gây sẹo như rau muống,…. thay vào đó hãy bổ sung các thực phẩm nhiều chất đạm vì đây chính là nguyên liệu chính để tái tạo các tế bào mới, các thành phần có liên quan đến quá trình lành vết thương. Bổ sung thêm các loại thực phẩm giàu vitamin để tăng cường hệ miễn dịch, chống lại hiện tượng nhiễm trùng, mưng mủ và giúp thúc đẩy quá trình tái tạo mô mới và làm vết thương mau lành.

Địa chỉ chăm sóc sức khỏe sinh sản an toàn – chi phí hợp lý

Hiện nay ở Hà Nội có rất nhiều cơ sở thăm khám chăm sóc sức khỏe sinh sản. Tuy nhiên để thực hiện chăm sóc và thẩm mỹ hiệu quả với mức chi phí hợp lý chị em có thể tham khảo lựa chọn Phòng khám Đa khoa Y học Quốc tế, 12 – 14 Kim Mã, Ba Đình, Hà Nội.

Phòng khám Đa khoa Y học Quốc tế
Phòng khám Đa khoa Y học Quốc tế

Đến với phòng khám chị em sẽ được đội ngũ bác sĩ có chuyên môn, tay nghề giỏi trực tiếp khám xét và hỗ trợ tư vấn giúp chị em khâu thẩm mỹ lại tầng sinh môn bằng công nghệ Laser CO2 giúp mang lại hiệu quả cao, hạn chế tối đa mọi rủi ro biến chứng mà vết rách cũ gây ra.

Đặc biệt, phòng khám còn nổi tiếng với rất nhiều phương pháp khoa học giúp điều trị bệnh nhanh, hiệu quả cao nên nếu mắc bệnh thì chị em cũng không cần lo lắng điều gì. Tùy nguyên nhân và tình trạng bệnh lý mà sẽ được tư vấn phương pháp điều trị tốt nhất.

  • Dịch vụ chuyên nghiệp, chu đáo, tận tâm.
  • Thông tin bảo mật tuyệt đối.
  • Chi phí niêm yết minh bạch rõ ràng, phù hợp với thu nhập của người dân.

Thời gian làm việc: 8h – 20h hàng ngày.

Đường dây nóng: (024) 38255599 – 083.66.33.399

Hy vọng với những thông tin về vấn đề dấu hiệu rách vết khâu tầng sinh môn có thể giúp chị em phần nào có thêm kiến thức để có thể tự chăm sóc bản thân cũng như người thân của mình. Cùng với đó chị em cũng biết thêm về những cách chăm sóc vết khâu tầng sinh môn chóng lành, sớm bình phục để thuận tiện hơn trong sinh hoạt hàng ngày thời kỳ sau sinh.

Cập nhật lần cuối: 10.05.2021

Nếu còn thắc mắc, bạn có thể liên hệ với bác sĩ chuyên khoa bằng cách:

Chuyên khoa phục hồi chức năng
Bác sĩ : Dương Thị Thắng Chuyên khoa phục hồi chức năng

– Với hơn 25 năm kinh nghiệm trong thăm khám và chữa bệnh cho bệnh nhân, bác sĩ Dương Thị Thắng đã tích lũy nguồn kiến thức sâu rộng, khéo léo kết hợp những kiến thức chuyên môn cùng những phương pháp trị liệu tiên tiến để mang đến kết quả chính xác trong chuẩn đoán và hiệu quả trong điều trị cho bệnh nhân  

Những Thành Tích Đạt Được

– Có 25 năm kinh nghiệm công tác chuyên ngành nội tổng hợp – phục hồi chức năng và siêu âm.

– Nhận được rất nhiều khen thưởng: Huân huy chương chiến công hạng nhất, nhì, ba

– Đạt danh hiệu Chiến sĩ tiên tiến nhiều năm

Xem thêm
Đăng ký khám trực tuyến