Rạch tầng sinh môn kiêng ăn gì?

Người viết: Dương Thị Thắng Tham vấn: Nguyễn Thị Luyện Ngày đăng: 22.04.2021 - 1018 lượt xem

Rạch tầng sinh môn được biết đến là một thủ thuật thường được các bác sĩ áp dụng để hỗ trợ mẹ khi sinh em bé qua đường âm đạo không đủ rộng, gây khó khăn trong quá trình sinh. Do đó, để vết thương mau lành cũng như sức khỏe nhanh chóng hồi phục thì chế độ ăn uống của chị em đóng vai trò rất quan trọng. Vậy rạch tầng sinh môn kiêng ăn gì? để có được câu trả lời cho vấn đề này, mời chị em hãy cùng tham khảo nội dung chia sẻ ở bài viết dưới đây.

Mục lục
  • 1. Tại sao khi sinh thường cần phải rạch tầng sinh môn?
  • 2. Rạch tầng sinh môn kiêng ăn gì để mau lành?
  • 3. Cách chăm sóc vết rạch tầng sinh môn sau sinh

Tại sao khi sinh thường cần phải rạch tầng sinh môn?

Rạch tầng sinh môn là gì?
Rạch tầng sinh môn là gì?

Tầng sinh môn là một vùng nhỏ nằm giữa hậu môn và âm hộ ở nữ, bao gồm tất cả các bộ phận mềm, cơ và dây chằng bịt lỗ dưới khung chậu, dài khoảng 4 – 5cm. Chúng có vai trò quan trọng đối với chức năng sinh sản của nữ giới. Cụ thể, tầng sinh môn có chức năng bảo vệ và nâng đỡ những cơ quan quan trọng của vùng chậu (bao gồm tử cung, âm đạo, trực tràng, bàng quang) đồng thời có vai trò cần thiết trong việc đáp ứng nhu cầu tình dục của nữ giới.

Trong quá trình sinh nở, tầng sinh môn sẽ giãn nở để giúp em bé lọt ra bên ngoài an toàn và dễ dàng hơn. Nhưng nếu tầng sinh môn giãn nở kém (thường gặp ở những sản phụ sinh con lần đầu) rất dễ bị rách tầng sinh môn gây tổn thương cho nữ giới khi sinh con.

Do đó, thay vì để vết thương rách rồi mới khâu lại, các bác sĩ sẽ chủ động rạch tầng sinh môn cho nữ giới trong quá trình sinh để giúp cho quá trình chuyển dạ diễn ra nhanh hơn và hạn chế được tình trạng rách âm đạo do rặn đẻ.

Bên cạnh đó, thủ thuật rạch tầng sinh môn này còn giúp mẹ tránh được các tai biến như sang chấn sản khoa, ngạt,… Hơn nữa, nhờ việc rạch mà tầng sinh môn không bị rách một cách không chủ động, tránh được dư chấn xấu về thẩm mỹ cũng như ảnh hưởng đến đời sống tình dục về sau.

Thủ thuật rạch tầng sinh môn này thường được thực hiện đối với những trường hợp sau:

  • Người sinh con lần đầu có tầng sinh môn giãn nở kém
  • Đáy chậu bị viêm hoặc phù nề, viêm âm đạo
  • Thai non tháng, thai có nguy cơ bị ngạt
  • Thai nhi có chỉ số to toàn bộ hoặc đầu to hoặc có một số kiểu sổ bất thường như: sổ chẩm cùng, ngôi mặt, ngôi mông
  • Cơn co tử cung không đủ mạnh
  • Thai phụ bị nhiễm độc thai kỳ, mắc bệnh tim, tiền sản giật, cao huyết áp,…

Rạch tầng sinh môn kiêng ăn gì để mau lành?

Rạch tâng sinh môn kiêng ăn gì?
Rạch tâng sinh môn kiêng ăn gì?

Như đã nói thì rạch tầng sinh môn thường xảy ra trong lần sinh con đầu bằng phương pháp sinh thường nhằm tạo khoảng rộng cho em bé có thể chui ra dễ dàng hơn. Do đó, thủ thuật rạch tầng sinh môn sẽ để lại những tổn thương nhất định trên cơ thể và cần có thời gian để hồi phục.

Chính vì thế, để quá trình phục hồi vết thương nhanh chóng mà không gặp tác dụng phụ, sau khi rạch tầng sinh môn các mẹ nên kiêng ăn những thực phẩm sau đây:

+ Thực phẩm nhiều dầu mỡ: Các mẹ sau khi sinh bị rạch tầng sinh môn nên tránh ăn những món ăn có chứa nhiều dầu mỡ như chiên, xào, nướng hoặc các thực phẩm có hàm lượng chất béo cao. Bởi những món ăn này không chỉ gây ra tác động tiêu cực đến vết thương mà còn gây nên những ảnh hưởng không tốt cho sức khỏe.

+ Tránh ăn những món ăn quá ngọt, nhiều đường: Việc ăn những món ăn quá ngọt, nhiều đường sẽ khiến cho quá trình làm lành vết thương diễn ra chậm hơn và dẫn đến những biến chứng khác.

+ Kiêng ăn thực phẩm gây sẹo, dị ứng: Gạo nếp, rau muống, cua, tôm và đặc biệt là trứng… là những món ăn gây sẹo và dị ứng mà chị em cần tránh. Vì nếu ăn sẽ khiến vết thương khó hồi phục và gây sẹo.

+ Kiêng ăn đồ ăn cay nóng: Vì những món ăn sẽ gây kích thích vết thương khiến cho vết thương sưng đỏ.

+ Các thực phẩm lên men, khó tiêu: Sữa chua, dưa chua, giấm táo,… là những thực phẩm lên men mà chị em nên tránh. Vì chúng sẽ khiến cho vết thương lâu lành hơn bình thường. Hoặc các thực phẩm khó tiêu vì chúng gây áp lực đến đường tiêu hóa làm ảnh hưởng đến dạ dày, gây táo bón ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và bé.

Ngoài ra, chị em cũng cần tránh sử dụng các chất kích thích, đồ uống có cồn. Bởi  các chất kích thích và đồ uống có cồn như rượu, bia,… không chỉ làm ảnh hưởng đến vết thương mà còn có thể ảnh hưởng trực tiếp đến cơ thể mẹ và bé.

Tuy nhiên, bên cạnh kiêng ăn những món ăn vừa nêu trên thì để giúp vết thương mau lành thì sau khi rạch tầng sinh môn. Chị em cũng cần chú ý bổ sung các thực phẩm giàu sắt, axit folic, vitamin b12, protein, rau củ quả, tinh bột nguyên cám (măng tây, cải bó xôi, sữa, cá, thịt lợn, rong biển; cam, đu đủ, bưởi; các loại ngũ cốc, bột mì,….).

Cách chăm sóc vết rạch tầng sinh môn sau sinh

Ngoài việc chú ý đến vấn đề ăn uống thì cách chăm sóc vết rạch tầng sinh môn cũng đóng vai trò rất quan trọng. Vì nếu bạn chăm sóc không đúng cách không chỉ khiến bạn phải chịu đau đớn, vết thương lâu lành, để lại sẹo xấu mà còn làm tăng nguy cơ nhiễm trùng vết thương.

Cách chăm sóc vết rạch tầng sinh môn sau sinh
Cách chăm sóc vết rạch tầng sinh môn sau sinh

Vì vậy, để giảm đau và giúp vết thương mau lành, trong quá trình chăm sóc vết thương chị em cần phải lưu ý một số điều như sau:

  • Vệ sinh vùng kín, nhất là vết thương sạch sẽ, tuyệt đối không thụt rửa sâu âm đạo.
  • Nếu vết khâu tầng sinh môn đau nhiều, chị em có thể chườm lạnh hoặc sử dụng thuốc giảm đau. Nhưng khi dùng thuốc cần tham khảo ý kiến của bác sĩ để tráng làm ảnh hưởng đến sữa mẹ.
  • Kiêng quan hệ tình dục cho đến khi vết thương được lành hẳn.
  • Thời gian đầu, chị em nên hạn chế vận động mạnh và khi đi lại cần di chuyển nhẹ nhàng và chú ý nghỉ ngơi nhiều hơn để tăng lưu thông máu đến vùng tầng sinh môn và giúp vết khâu mau lành hơn
  • Tập bài tập sàn chậu thường xuyên hơn để giúp máu lưu thông và thúc đẩy lành vết thương.
  • Nếu bị đau khi ngồi, bạn nên ngồi trên đệm hơi có thể điều chỉnh được sự căng phồng để giảm bớt cảm giác đau.
  • Nên dùng quần lót dùng 1 lần hoặc quần rộng có chất liệu thấm hút mồ hôi tốt như cotton.
  • Thay đổi băng vệ sinh thường xuyên và đảm bảo không làm tổn thương đến vết khâu.

Trường hợp nếu chị em thấy vết thương xuất hiện những biểu hiện bất thường như sưng đau, ngứa ngáy, chảy dịch,… Cần đến ngay các cơ sở y tế chuyên khoa uy tín để được các bác sĩ thăm khám, kiểm tra xác định chính xác nguyên nhân và xử lý kịp thời, tránh những ảnh hưởng về sau.

Hiện nay, để thực hiện thăm khám và khắc phục những bất thường ở tầng sinh môn sau khi sinh, chị em có thể trực tiếp đến với phòng khám Đa Khoa Y Học Quốc Tế, địa chỉ 12 Kim Mã – Ba Đình – Hà Nội. Đây là cơ sở y tế chuyên sản phụ khoa uy tín, trực thuộc sự quản lý của Sở Y tế chuyên thăm khám và chữa trị các bệnh lý phụ khoa, chăm sóc sức khỏe sinh sản, thẩm mỹ vùng kín, kế hoạch hóa gia đình,….

Tại đây, toàn bộ quá trình thăm khám và chữa trị bệnh đều do đội ngũ bác sĩ chuyên sản phụ khoa dày dặn kinh nghiệm trực tiếp thực hiện. Cùng với đó là hệ thống máy móc, thiết bị y tế được trang bị đầy đủ, hiện đại giúp cho việc chẩn đoán và chữa trị diễn ra một cách nhanh chóng, chính xác.

Mặt khác, phòng khám còn được chú trọng đầu tư với cơ sở vật chất khang trang, tiện nghi mang tầm “bệnh viện khách sạn”. Môi trường y tế sạch sẽ, các phòng ban và dụng cụ y tế luôn được vô khuẩn đảm bảo an toàn. Thủ tục thăm khám nhanh gọn, không mất thời gian chờ đợi. Chi phí được niêm yết công khai, minh bạch phù hợp với quy định của Bộ Y tế.

Với những thông tin chia sẻ ở bài viết trên đây, chắc chắn đã giúp chị em giải đáp được thắc mắc rạch tầng sinh môn kiêng ăn gì? Từ đó, có được cho mình một chế độ dinh dưỡng hợp lý, cũng như biết cách chăm sóc để giúp vết thương mau lành. Nếu như còn bất cứ thắc mắc nào về vấn đề này, hãy nhấp chuột chọn TẠI ĐÂY hoặc gọi đến số 02438.255.599 – 0836.633.399 để được các bác sĩ tư vấn, giải đáp thắc mắc và đặt lịch hẹn khám miễn phí.

Cập nhật lần cuối: 22.04.2021

Nếu còn thắc mắc, bạn có thể liên hệ với bác sĩ chuyên khoa bằng cách:

Chuyên khoa phục hồi chức năng
Bác sĩ : Dương Thị Thắng Chuyên khoa phục hồi chức năng

– Với hơn 25 năm kinh nghiệm trong thăm khám và chữa bệnh cho bệnh nhân, bác sĩ Dương Thị Thắng đã tích lũy nguồn kiến thức sâu rộng, khéo léo kết hợp những kiến thức chuyên môn cùng những phương pháp trị liệu tiên tiến để mang đến kết quả chính xác trong chuẩn đoán và hiệu quả trong điều trị cho bệnh nhân  

Những Thành Tích Đạt Được

– Có 25 năm kinh nghiệm công tác chuyên ngành nội tổng hợp – phục hồi chức năng và siêu âm.

– Nhận được rất nhiều khen thưởng: Huân huy chương chiến công hạng nhất, nhì, ba

– Đạt danh hiệu Chiến sĩ tiên tiến nhiều năm

Xem thêm
Đăng ký khám trực tuyến