Khi bị nhiễm HPV phải làm sao?

Người viết: Dương Thị Thắng Tham vấn: Đinh Thị Quỳnh Huế Ngày đăng: 25.03.2021 - 475 lượt xem

HPV là một loại virus gây bệnh u nhú và thường lây truyền qua đường tình dục không an toàn. Virus HPV có hơn 100 biến thể tồn tại và mỗi loại virus gây ra những biến chứng khác nhau. Theo một số nghiên cứu, virus HPV chính là nguyên nhân hàng đầu gây bệnh ung thư cổ tử cung và ảnh hưởng không nhỏ tới sức khỏe và tính mạng người mắc bệnh. Đa phần, những người đã sinh hoạt tình dục không an toàn nhưng chưa tiêm phòng vắc xin HPV đều có nguy cơ nhiễm bệnh rất cao. Vậy khi bị nhiễm HPV phải làm sao? Hãy cùng theo dõi trong bài viết dưới đây.

Mục lục
  • 1. Virus HPV là bệnh gì?
  • 2. Những bệnh lý nguy hiểm do virus HPV gây ra
  • 3. Khi bị nhiễm HPV phải làm sao?

Virus HPV là bệnh gì?

Virus HPV (human papillomavirus) là tên một nhóm virus gây bệnh u nhú phổ biến nhất thế giới. Thông thường, virus HPV có thể không gây ra bất cứ biểu hiện, triệu chứng nguy hiểm nào, tuy nhiên virus sẽ gây ra mụn cóc (mụn cóc sinh dục, mụn cóc thường, mụn cóc plantar hoặc mụn cóc phẳng), thậm chí có thể gây bệnh ung thư cổ tử cung vô cùng nguy hiểm.

Virus HPV là gì?
Virus HPV là gì?

Có rất nhiều loại virus HPV khác nhau (trên 100 loại), trong đó số ít có liên quan tới các bệnh lý về cổ tử cung, điển hình đó là virus HPV 16 và HPV 18. Tình trạng xuất hiện mụn cóc là một dạng của HPV nguy cơ thấp và chúng sẽ không gây bệnh ung thư. Theo nghiên cứu, những tổn thương do virus HPV gây ra ở mức độ thấp thường tự hết và không nguy hiểm tới tính mạng của người bệnh.

Virus HPV có thể lây truyền qua đường miệng, âm đạo hoặc hậu môn khi bạn tiếp xúc với người bị nhiễm bệnh. Tuy nhiên, hơn 80% mắc virus là do quan hệ tình dục không an toàn qua đường âm đạo và hậu môn. Bất cứ ai đã từng quan hệ tình dục đều có nguy cơ mắc bệnh, ngay cả khi bạn quan hệ với 1 người. Nguy cơ nhiễm bệnh sẽ càng cao hơn khi bạn quan hệ tình dục với nhiều bạn tình. Ngoài ra, những người có hệ miễn dịch suy yếu, tiếp xúc với vùng da bị nhiễm virus cũng rất dễ bị nhiễm virus.

Theo Bác sĩ Đinh Thị Quỳnh Huế – Chuyên khoa I Sản phụ khoa với hơn 20 năm kinh nghiệm về thăm khám và điều trị bệnh lây truyền qua đường tình dục cho nữ giới, bệnh phụ khoa, sản khoa: “ Gần như các trường hợp nhiễm virus HPV đều không có biểu hiệu rõ ràng, khoảng 50% virus HPV mới nhiễm sẽ tự hết trong vòng 1 năm. Số người nhiễm còn lại tự hết trong khoảng 2 năm sau khi mắc bệnh. Thời gian trung bình nhiễm virus HPV là khoảng 8 tháng và số ít sẽ tiến triển thành bệnh ung thư cổ tử cung.”

Bên cạnh đó, để xét nghiệm và chẩn đoán nhiễm virus HPV, bác sĩ có thể quan sát các mụn cóc và các biểu hiện lâm sàng của người bệnh. Trong trường hợp khó quan sát và để chắc chắn hơn thì bác sĩ có thể sử dụng thêm thử nghiệm VIA, xét nghiệm Pap hoặc xét nghiệm ADN. Hiện nay mặc dù chưa có phương pháp điều trị triệt để virus HPV, tuy nhiên y học vẫn có những giải pháp giúp bạn cải thiện triệu chứng bệnh và ngăn bệnh tái phát trở lại.

Những bệnh lý nguy hiểm do virus HPV gây ra

Theo bác sĩ Đinh Thị Quỳnh Huế, mặc dù virus HPV hầu như không gây ra bất cứ triệu chứng hay biểu hiện nào bất thường trong thời gian nhiễm bệnh. Thế nhưng, nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, virus HPV có thể gây ra những bệnh lý nguy hiểm sau:

Bệnh sùi mào gà

Nguyên nhân chính gây ra bệnh sùi mào gà ở nam giới và nữ giới là do virus HPV gây ra. Sùi mào gà là bệnh lây truyền qua đường tình dục không an toàn, thời gian ủ bệnh là 1 – 3 tháng hoặc có thể lên tới 1 năm. Theo nghiên cứu, tác nhân gây bệnh sùi mào gà ở người là do virus HPV 6 và HPV 11 gây ra.

Khi bị nhiễm virus, người bệnh sẽ gặp phải tình trạng mọc u nhú, mụn thịt hoặc mụn cóc ở bộ phận sinh dục, tay chân, miệng, hậu môn… Nếu không được phát hiện và điều trị sớm nhất có thể, u nhú sẽ phát triển ngày càng nhiều và kết thành từng mảng, lan rộng ra khu vực xung quanh. Mụn sùi sẽ tự động vỡ ra hoặc gặp tác động từ bên ngoài, dịch chứa bên trong mụn sùi sẽ gây ra ngứa ngáy vô cùng khó chịu. Bệnh sùi mào gà có thể ảnh hưởng tới sức khỏe sinh sản của người bệnh, thậm chí đe dọa tới tính mạng nếu virus tiến triển thành ung thư.

Bệnh ung thư cổ tử cung

Như đã phân tích bên trên, số ít virus HPV vẫn có thể gây bệnh ung thư cổ tử cung. Điều này sẽ ảnh hưởng không nhỏ tới sức khỏe, cuộc sống và công việc của người nhiễm bệnh. Thậm chí, ung thư cổ tử cung có thể tước đi quyền làm mẹ nếu nữ giới không may nhiễm bệnh, tăng nguy cơ mắc bệnh vô sinh hiếm muộn ở nam giới và đe dọa tới tính mạng người bệnh.

Bệnh ung thư hậu môn

Ung thư hậu môn là bệnh ác tính bắt nguồn từ việc hậu môn bị nhiễm virus HPV. Khác với bệnh ung thư đại trực tràng, ung thư hậu môn có sự liên quan chặt chẽ tới virus HPV ở người. Theo nghiên cứu, bệnh ung thư hậu môn rất khó điều trị, chỉ cần tỷ lệ hỏ các khối u lan rộng sẽ nhanh chóng di căn vào gan và phổi của người bệnh. Trực tiếp đe dọa tới tính mạng con người.

Bệnh ung thư âm hộ

Bệnh ung thư âm hộ phần lớn là do người mắc nhiễm phải virus HPV type 6 và 11. Bệnh thường bắt đầu từ một vết loét hoặc một nốt nhỏ ở âm hộ, nhất là khu vực môi lớn. Những vết loét này về sau sẽ trở thành khối u và gây bệnh ung thư.

Giai đoạn đầu mắc bệnh, những triệu chứng và biểu hiện đặc trưng sẽ không rõ ràng, lúc này người bệnh chỉ cảm thấy ngứa, căng tức hoặc xuất huyết âm đạo,… Những triệu chứng này dễ gây nhầm lẫn với bệnh nhiễm khuẩn, nhiễm nấm phụ khoa nên dễ bị bỏ qua và gây ra nhiều hệ lụy khôn lường.

Bệnh ung thư hầu họng

Nhiều nghiên cứu đã cho thấy, người nhiễm phải virus HPV 16 và 18 rất dễ bị nhiễm bệnh ung thư hầu họng. Bệnh gây ra tình trạng đau họng, khản tiếng, ngạt mũi, ho có đờm, nổi hạch… Bệnh lý này thường có biểu hiện dai dẳng nếu không được can thiệp y khoa để điều trị.

Bệnh ung thư dương vật

Nam giới bị nhiễm virus HPV, không cắt bao quy đầu, mắc bệnh sùi mào gà,… Đều có nguy cơ cao mắc bệnh ung thư dương vật vô cùng nguy hiểm, nhất là bệnh ung thư biểu mô tế bào vảy dương vật. Theo đó, có khoảng 30 – 50% nam giới mắc bệnh ung thư dương vật là do virus HPV gây ra.

Nếu bạn đang nghi ngờ bản thân nhiễm virus HPV, bạn vui lòng nhấn chuột tại đây để được tư vấn miễn phí!

Khi bị nhiễm HPV phải làm sao?

Khi bị nhiễm HPV phải làm sao để khắc phục? Theo bác sĩ Đinh Thị Quỳnh Huế, khi bị nhiễm HPV thì trước tiên bạn nên tuân thủ theo hướng dẫn điều trị của bác sĩ chuyên khoa. Hiện nay, dựa vào tình trạng thể chất của người bệnh, mức độ và tác nhân gây bệnh mà bác sĩ sẽ tìm ra hướng điều trị phù hợp với mỗi người.

Thông thường, sử dụng thuốc Tây y chủ đạo sẽ được chỉ định để kiểm soát triệu chứng bệnh và ngăn ngừa tình trạng tái phát về sau. Trong trường hợp người bệnh mắc sùi mào gà, việc tiến hành đốt diệt sùi mào gà bằng sóng cao tần là điều cần thiết. Nếu người bệnh bị ung thư dương vật do không cắt bao quy đầu, nam giới cần nhanh chóng tiến hành thủ thuật cắt bao quy đầu để cải thiện chất lượng cuộc sống và mang lại nhiều lợi ích về lâu về dài. Ngoài những phương pháp điều trị virus HPV kể trên, người bệnh cần kết hợp thêm phương pháp kháng sinh đồ để mang lại hiệu quả cao hơn trong điều trị. Kháng sinh đồ là phương pháp y khoa nhằm nghiên cứu và tìm ra loại thuốc phù hợp và an toàn nhất với người bệnh dựa trên lâm sàng. Phương pháp này đã được các chuyên gia y tế đánh giá rất cao và công nhận cả về quy trình và hiệu quả mang lại. Ngoài ra, việc kết hợp phương pháp tăng cường hệ miễn dịch sẽ giúp bạn nhanh chóng hồi phục sức khỏe, thông lâm bổ huyết, tăng cường sức đề kháng … Đồng thời ngăn chặn tình trạng tái phát bệnh lên tới 90%.

Lưu ý: Trong thời gian điều trị, người bệnh cần tuân thủ tuyệt đối theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa. Không được tự ý ngưng, bỏ thuốc hay sử dụng thuốc bên ngoài khi chưa có sự đồng ý của bác sĩ chuyên khoa. Điều này có thể khiến tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng hơn, tạo điều kiện thuận lợi cho virus HPV phát triển mạnh mẽ và tái phát lại nhiều lần. Ngoài ra, để hỗ trợ cho quá trình điều trị virus HPV, người bệnh cần chú ý một số điều như sau:

  • Chú ý khẩu phần dinh dưỡng: Một chế độ dinh dưỡng lành mạnh, giàu vitamin sẽ giúp bạn tăng cường sức khỏe hệ miễn dịch, bảo vệ cơ thể trước sự tấn công của virus HPV và ngăn bệnh quay trở lại hiệu quả.
  • Uống đủ nước mỗi ngày: uống đủ 2 – 2,5l nước mỗi ngày không chỉ tốt cho sức khỏe mà còn hỗ trợ quá trình lọc của thận, nhanh chóng đào thải và loại bỏ các chất độc tố gây hại trong cơ thể.
  • Giữ tinh thần lạc quan, thư giãn: Những người bị stress kéo dài, trầm cảm hoặc suy nhược tinh thần rất dễ nhiễm virus HPV. Do đó, hãy học cách thư giãn mỗi ngày, luôn nghĩ tích cực sẽ giúp bạn giảm tỷ lệ nhiễm virus tốt hơn.
  • Quan hệ tình dục an toàn: Bởi virus HPV lây lan qua đường tình dục không an toàn. Bởi vậy, việc sử dụng bao cao su khi quan hệ, chung thủy 1 bạn tình,… là điều bạn nên đặc biệt lưu ý.
  • Vệ sinh đúng cách: Việc vệ sinh sạch sẽ và đúng cách cơ thể sẽ giúp bạn loại bỏ virus HPV tồn tại trên bề mặt da, nhất là trước và sau khi quan hệ tình dục, hạn chế quan hệ khi đang có kinh nguyệt, vệ sinh vùng kín,…

Ngoài ra, việc chăm chỉ tập luyện thể dục thể thao cũng là một cách hỗ trợ điều trị virus HPV hiệu quả. Mỗi ngày tập luyện ít nhất 20 phút sẽ giúp bạn có một cơ thể dẻo dai, đẩy nhanh quá trình điều trị và hồi phục sức khỏe, tạo ra năng lượng tích cực mỗi ngày.

Trên đây là những cách để khi bị nhiễm HPV phải làm sao? Nếu bạn còn những thắc mắc cần giải đáp, hãy nhấn vào đây để được tư vấn trực tuyến 24/7 miễn phí hoặc trực tiếp liên hệ tới (024) 38255599 – 083.66.33.399 để đặt lịch hẹn khám ngay hôm nay!

Cập nhật lần cuối: 25.03.2021

Nếu còn thắc mắc, bạn có thể liên hệ với bác sĩ chuyên khoa bằng cách:

Chuyên khoa phục hồi chức năng
Bác sĩ : Dương Thị Thắng Chuyên khoa phục hồi chức năng

– Với hơn 25 năm kinh nghiệm trong thăm khám và chữa bệnh cho bệnh nhân, bác sĩ Dương Thị Thắng đã tích lũy nguồn kiến thức sâu rộng, khéo léo kết hợp những kiến thức chuyên môn cùng những phương pháp trị liệu tiên tiến để mang đến kết quả chính xác trong chuẩn đoán và hiệu quả trong điều trị cho bệnh nhân  

Những Thành Tích Đạt Được

– Có 25 năm kinh nghiệm công tác chuyên ngành nội tổng hợp – phục hồi chức năng và siêu âm.

– Nhận được rất nhiều khen thưởng: Huân huy chương chiến công hạng nhất, nhì, ba

– Đạt danh hiệu Chiến sĩ tiên tiến nhiều năm

Xem thêm
Đăng ký khám trực tuyến