Thai 8 tuần tuổi kích thước bao nhiêu?

Người viết: Nguyễn Thị Minh Tâm Tham vấn: Hà Thị Huệ Ngày đăng: 30.12.2019 - 8267 lượt xem

Ở tuần thứ 8, thai nhi đã có nhiều thay đổi về kích thước, cân nặng và hình hài của bé cũng đã phát triển tương đối đầy đủ. Vậy thai 8 tuần tuổi kích thước bao nhiêu? Trong bài viết hôm nay, bác sĩ Hà Thị Huệ – bác sĩ chuyên sản phụ khoa của phòng Đa Khoa Y Học Quốc Tế sẽ cùng mẹ bầu đi tìm lời giải đáp cho vấn đề này.

Xem thêm:

Mục lục
  • 1. Thai 8 tuần tuổi phát triển như thế nào?
    • 1.1. Thai 8 tuần tuổi kích thước bao nhiêu?
    • 1.2. Những thay đổi của mẹ ở tuần thai thứ 8 thai kỳ
    • 1.3. Lời khuyên cho mẹ bầu khi mang thai 8 tuần tuổi

Thai 8 tuần tuổi phát triển như thế nào?

Thai 8 tuần tuổi phát triển như nào?
Thai 8 tuần tuổi phát triển như nào?

Ở giai đoạn 8 tuần tuổi tuy chỉ là một phôi thai nhỏ như hạt đậu và có chiều dài khoảng 1,3cm và có cân nặng khoảng 1 gam nhưng hầu hết các bộ phận của cơ thể đã hoàn thành gần như đủ. Lúc này thai nhi liên tục di chuyển và thay đổi các tư thế bên trong cơ thể người mẹ.

Ở thời điểm này chóp mũi đã xuất hiện và đang dần hình thành nếp gấp của mí mắt, tim và não của bé cũng dần được hình thành. Đồng thời, hệ tiêu hóa của bé tiếp tục phát triển, cuống phổi và động mạch chủ cũng có những biểu hiện đặc trưng so với những tuần đầu tiên.

Thai nhi ở tuần này ruột cũng đã phát triển và dài ra. Đồng thời, các bộ phận chân tay, các ngón tay dần được hình thành và các cơ quan sinh dục đã xuất hiện, tai của thai nhi phát triển mạnh cả bên ngoài lẫn bên trong và hậu môn cũng dần được hình thành.

Mặc dù đây mới chỉ là thời kỳ đầu mang thai, tuy nhiên chế độ dinh dưỡng của các mẹ lúc này cũng rất quan trọng. Vì vậy, các mẹ cần chú ý bổ sung chế độ dinh dưỡng bằng những bữa ăn đa dạng nguồn thức ăn hay bổ sung các loại sữa dành cho bà bầu, các loại thực phẩm chức năng để đảm bảo cho sức khỏe cho mẹ và sự phát triển của bé.

Thai 8 tuần tuổi kích thước bao nhiêu?

Bác sĩ Hà Thị Huệ cho biết “ Khi thai nhi 8 tuần tuổi, kích thước thai nhi khoảng 1.6cm và nặng khoảng 1 gam, cỡ 1 hạt đậu đỏ”. Ở tuần này não bộ của thai nhi là cơ quan phát triển nhanh nhất. Lúc này, các tế bào thần kinh bắt đầu phân nhanh để kết nối với nhau và tạo thành các dây thần kinh gốc.

Không những thế, tim của bé cũng đã được chia thành 4 vách ngăn và các vách tim cũng được phát triển một cách nhanh chóng. Nhịp tim của rất nhanh, đập khoảng 100 – 160 lần/phút, nhanh gấp đôi so với 1 người trưởng thành. Đồng thời, các cơ quan bên trong cơ thể như cơ bắp, nội tạng cũng đã hình thành.

Ở thời điểm này, miệng, mũi và cằm của bé cũng dần hình thành theo đúng hình dáng bình thường và ngày càng phát triển hoàn thiện hơn. Các ngón tay và ngón chân của bé bắt đầu phân chia khuỷu tay, khuỷu chân, giúp bé có thể hoạt động tay chân dễ dàng.

Những thay đổi của mẹ ở tuần thai thứ 8 thai kỳ

Ở thời điểm này, những thay đổi mà mẹ bầu thường gặp phải có thể kể đến như:

+ Ốm nghén: Theo thống kê thì có khoảng 75% nữ giới khi mang thai có các triệu chứng ốm nghén như nôn, buồn nôn, có thể xảy ra nhiều lần trong ngày, nhất là khi ăn khiến cho mẹ bầu không muốn ăn. Tuy nhiên, hiện tượng này sẽ biến mất ở tuần thai thứ 12 – 14.

+ Mệt mỏi: Sự thay đổi về nội tiết tố và sự phát triển nhanh chóng của thai nhi sẽ khiến mẹ cảm thấy mệt mỏi. Vì vậy, mẹ nên nghỉ ngơi nhiều hơn và ăn uống đầy đủ để cảm thấy khỏe mạnh hơn.

+ Tăng tiết dịch âm đạo: Khi mang thai lượng estrogen sẽ tăng, điều này đồng nghĩa với việc dịch âm đạo sẽ tiết ra nhiều hơn bình thường. Do đó, mẹ bầu cần chú ý vệ sinh vùng kín sạch sẽ để tránh các vi khuẩn, nấm có hại tấn công và gây viêm nhiễm.

+ Đầy hơi, táo bón: Lúc này do đường tiêu hóa hoạt động chậm lại, từ đó dẫn đến tình trạng táo bón. Để khắc phục tình trạng này mẹ nên ăn các loại thức ăn có chất xơ để dễ tiêu hóa hơn.

Ngoài ra, còn rất nhiều thay đổi mà mẹ có thể gặp phải trong thời gian này như: Tiểu nhiều, tâm trạng thay đổi thất thường; ngực to và nhạy cảm hơn; hoa mắt, chóng mặt,….

Lời khuyên cho mẹ bầu khi mang thai 8 tuần tuổi

Ở thời điểm này, mặc dù thai đã ổn định nhưng mẹ bầu cũng cần lưu ý giữ gìn sức khỏe, chăm sóc tốt cho bản thân và thai nhi. Bởi giai đoạn sắp tới với sự phát triển của thai nhi là rất quan trọng, bởi bé sẽ dần hoàn thiện các cơ quan trong cơ thể cho đến trước khi sinh. Do đó, bác sĩ Huệ khuyên mẹ bầu trong thời gian này cần phải lưu ý một điều sau:

  • Thực hiện khám thai định kỳ để theo dõi sự phát triển và phát hiện sớm những bất thường ở thai nhi để có hướng xử lý kịp thời.
  • Giai đoạn này, mẹ cần bổ sung thêm sắt, canxi, acid folic, vitamin,… cho cơ thể vì chúng rất cần thiết cho sự phát triển của thai nhi.
  • Hạn chế an hệ tình dục, đặc biệt là những mẹ có tiền sử sảy thai, sinh non,… để đảm bảo không ảnh hưởng đến thai nhi đang phát triển. Mẹ bầu có thể tìm hiểu một số tư thế quan hệ an toàn khi mang thai.
  • Không chỉ ở tuần thai thứ 8 mà trong suốt thai kỳ mẹ cần chú ý giữ tâm lý thoải mái, hạn chế làm việc nặng và nên vận động nhẹ nhàng bằng cách đi bộ hoặc tập yoga.
  • Tránh sử dụng các chất kích thích như bia, rượu, thuốc lá,… vì những chất này sẽ gây ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi, thậm chí gây dị tật thai nhi.
  • Uống đủ 2 lít nước mỗi ngày.
  • Tuyệt đối không được sử dụng bất cứ loại thuốc nào mà không có sự hướng dẫn của bác sĩ, kể cả thực phẩm chức năng. Bởi những tác dụng phụ trong thuốc có thể gây hại đến sức khỏe cũng như sự phát triển của thai nhi.

>>>Tìm hiểu thêm:Vì sao cần phải siêu âm tim thai? Khi nào siêu âm có tim thai?

Với những thông tin mà bác sĩ Huệ vừa chia sẻ ở trên, chắc hẳn đã giúp mẹ bầu giải đáp được thắc mắc thai 8 tuần tuổi kích thước bao nhiêu? Nếu mẹ bầu còn bất cứ thắc mắc nào, hãy nhấp chuột chọn [Tư vấn trực tuyến] hoặc gọi đến số 0836.633.399 – 02438.255.599 để được các bác sĩ tư vấn, giải đáp thắc mắc và đặt lịch hẹn khám miễn phí

Cảm ơn các mẹ đã theo dõi bài viết. Chúc các mẹ có một thai kỳ khỏe mạnh và an toàn!

Cập nhật lần cuối: 26.09.2020

Nếu còn thắc mắc, bạn có thể liên hệ với bác sĩ chuyên khoa bằng cách:

Chuyên khoa I Y Học Cổ Truyền
Bác sĩ : Nguyễn Thị Minh Tâm Chuyên khoa I Y Học Cổ Truyền

– Bác sĩ Nguyễn Thị Minh Tâm có kinh nghiệm phong phú trong việc áp dụng những thành tựu của Y học cổ truyền kết hợp với Y học hiện đại trong điều trị các bệnh phụ khoa, nam khoa, các bệnh lây truyền qua đường tình dục. Phương pháp chữa bệnh độc đáo, giúp người bệnh lấy lại sức khỏe, có cuộc sống hạnh phúc.  

Những Thành Tích Đạt Được

– Trải qua thời gian học tập và nghiên cứu cũng như kinh nghiệm thực tiễn trong thăm khám và điều trị cho bệnh nhân, bác sĩ Nguyễn Thị Minh Tâm luôn không ngừng phấn đấu để đóng góp cho sự thành công của y học nói chung cũng như y học cổ truyền nói riêng mang lại hiệu quả cao. Bác sĩ nhận được rất nhiều bằng khen, giấy khen từ cấp cơ sở đến cấp Bộ…

– Có nhiều kỷ niệm chương vì sức khỏe nhân dân.

Xem thêm
Đăng ký khám trực tuyến