Thời gian ủ bệnh giang mai là bao lâu?

Người viết: Dương Thị Thắng Tham vấn: Đinh Thị Quỳnh Huế Ngày đăng: 26.03.2021 - 757 lượt xem

Thời gian ủ bệnh giang mai là bao lâu? Cách phát hiện bệnh giang mai sớm là gì? Thăm khám và điều trị bệnh giang mai ở đâu?… Đối với những người đang nghi ngờ bản thân mắc bệnh giang mai, đây là những câu hỏi khiến họ cảm thấy vô cùng lo lắng và sợ hãi.

Như các bạn vẫn biết, bệnh giang mai đang có xu hướng ngày càng trẻ hóa và đe dọa trực tiếp tới tính mạng của người mắc bệnh. Do đó, việc nắm bắt những thông tin cơ bản của căn bệnh nguy hiểm này là điều vô cùng cần thiết, giúp bạn nhanh chóng phát hiện và điều trị bệnh sớm nhất có thể.

Mục lục
  • 1. Tìm hiểu khái quát về bệnh giang mai
  • 2. Thời gian ủ bệnh giang mai là bao lâu?
  • 3. Cách phát hiện bệnh giang mai ở giai đoạn sớm
  • 4. Thăm khám và điều trị bệnh giang mai hiệu quả, an toàn tại Phòng khám Đa khoa Y học Quốc tế

Tìm hiểu khái quát về bệnh giang mai

Bệnh giang mai là bệnh nhiễm khuẩn do xoắn khuẩn Treponema pallidum gây ra và được xếp vào danh sách những căn bệnh xã hội nguy hiểm bậc nhất, chỉ đứng sau “căn bệnh thế kỷ” – HIV/ AIDS. Vi khuẩn Treponema pallidum cực kỳ nguy hiểm, có sức sống vô cùng mạnh khi xâm nhập vào niêm mạc hậu môn, mắt, miệng và bộ phận sinh dục của cơ thể con người.

Bệnh giang mai là gì? Nguyên nhân và dấu hiệu nhận biết
Bệnh giang mai là gì? Nguyên nhân và dấu hiệu nhận biết

Bệnh giang mai 90% lây truyền qua đường tình dục không an toàn, phần trăm còn lại là lây truyền qua đường máu, từ mẹ sang con hoặc lây truyền qua vật dụng trung gian. Ngoài ra, theo một số nghiên cứu vào năm 2001 cho thấy, những người bị nhiễm bệnh HIV có nguy cơ mắc bệnh giang mai cao hơn rất nhiều lần so với người bình thường. Nguy hiểm hơn, bệnh giang mai có thể tái phát lại nhiều lần nếu không được điều trị kịp thời và có thể lây bệnh trong 2 giai đoạn đầu của bệnh. Do đó, mọi người tuyệt đối không được chủ quan và cần đẩy cao cảnh giác khi cơ thể và sức khỏe có những biểu hiện bất thường.

Người mắc bệnh giang mai sẽ phải đối mặt với vô vàn biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng trực tiếp tới cuộc sống hàng ngày, thậm chí đe dọa tới tính mạng nếu không phát hiện và điều trị kịp thời. Một số biến chứng bệnh giang mai gây ra có thể kể đến như sau:

  • Rối loạn chức năng co thắt: Người bị bệnh giang mai thường bị tổn thương ở đốt sống lưng thứ 2 – 4, làm ảnh hưởng tới chức năng tiểu tiện. Từ đó, gây ra bí tiểu, đi tiểu không kiểm soát, có cảm giác buồn tiểu nhưng không thể đi tiểu được.
  • Gây bệnh mù lòa: Vi khuẩn giang mai có thể tấn công vào niêm mạc mắt, khiến đồng tử bị thu nhỏ dị thường. Khiến mắt bị mất phản xạ ánh sáng, ngày càng mờ và có thể gây tê bì cơ mắt. Về lâu dài, thần kinh thị giác sẽ bị tổn thương vô cùng trầm trọng và dẫn tới mù lòa.
  • Gây bệnh xương khớp: Xoắn khuẩn giang mai có thể gây ra tình trạng viêm khớp, đau khớp hông và đầu gối, đốt sống lưng và các chi trên cơ thể… Lâu dần, hệ xương khớp sẽ bị tổn thương nặng nề, nhanh chóng bị thoái hóa và gãy xương ngay cả khi bạn còn trẻ.
  • Gây bệnh tim mạch: Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, khuẩn giang mai có thể ảnh hưởng tới động mạch chính và gây ra hiện tượng phình động mạch, viêm động mạch… Thêm vào đó, bệnh giang mai còn có thể gây ra biến chứng hỏng van tim vô cùng nguy hiểm, đe dọa tới tính mạng của người mắc bệnh.

Ngoài ra, bệnh giang mai còn gây ra sảy thai, thai chết lưu, lây truyền bệnh sang con nếu người mắc là phụ nữ đang mang thai, bị giang mai bẩm sinh. Nói tóm lại, bệnh giang mai có thể phá hủy toàn bộ cơ thể của người mắc, từ lục phủ ngũ tạng và bên ngoài cơ thể. Gây ra bệnh nhiễm trùng máu, suy tim, bại não, vô sinh,… Chưa kể bệnh rất dễ lây lan sang người khác, ảnh hưởng tới hạnh phúc gia đình, đổ vỡ trong hôn nhân.

Vậy thời gian ủ bệnh giang mai là bao lâu?

Thời gian ủ bệnh giang mai là bao lâu?

Thời gian ủ bệnh giang mai là bao lâu?
Thời gian ủ bệnh giang mai là bao lâu?

Theo bác sĩ Đinh Thị Quỳnh Huế – Chuyên khoa I Sản phụ khoa với hơn 20 năm kinh nghiệm về thăm khám và điều trị bệnh lây truyền qua đường tình dục cho nữ giới, bệnh phụ khoa, sản khoa, hiện đang công tác tại phòng khám Phòng khám Đa khoa Y học Quốc tế, xoắn khuẩn giang mai có thể tồn tại trong cơ thể người bệnh nhiều năm liền, 10, 20 thậm chí là 30 năm sau đó. Một số trường hợp có thể sẽ phải sống cả đời với căn bệnh này.

Sau khi xâm nhập vào cơ thể người bệnh, xoắn khuẩn sẽ nhanh chóng đi sâu vào máu. Sau đó ảnh hưởng tới các vị trí dễ bị tổn thương như mắt, bộ phận sinh dục, niêm mạc,… và gây bệnh. Có lúc biểu hiện bệnh sẽ vô cùng rầm rộ và rõ ràng, nhưng có lúc bệnh sẽ diễn ra trong thầm lặng và không gây ra bất cứ triệu chứng nào đặc biệt. Chính điều này đã gây ra nhầm lẫn trong việc sớm phát hiện bệnh, khó khăn trong việc điều trị kịp thời, từ đó gây ra những biến chứng khôn lường.

Theo nghiên cứu, thời gian ủ bệnh giang mai trung bình trong khoảng 3 tuần (tùy vào cơ địa của mỗi người) và có thể kéo dài từ 3 – 90 ngày. Trong giai đoạn ủ bệnh, người mắc giang mai gần như không có bất kỳ triệu chứng hay biểu hiện gì bất thường, nhưng vẫn có khả năng lây bệnh cho những người xung quanh.

Sau giai đoạn ủ bệnh, biểu hiện bệnh giang mai sẽ ngày càng rõ rệt hơn từ 2 – 4 tuần sau khi phơi nhiễm xoắn khuẩn Treponema pallidum.

Cách phát hiện bệnh giang mai ở giai đoạn sớm

Bệnh giang mai thường tiến triển theo 4 giai đoạn, cách phát hiện bệnh giang mai ở giai đoạn sớm cụ thể như sau:

  • Giai đoạn 1 ( Giai đoạn nguyên phát)

Đây là giai đoạn cực kỳ quan trọng để sớm phát hiện và điều trị bệnh giang mai. Trong giai đoạn này, triệu chứng bệnh gần như chưa xuất hiện quá rõ ràng. Sau khoảng 21 ngày sẽ xuất hiện 1 số vết trợt nông, bờ nhẵn hình tròn hoặc hình bầu dục, không gây ngứa, không đau đớn trên niêm mạc da. Những vết “săng” giang mai này sẽ kéo dài khoảng 3 – 6 tuần và có thể tự lành lại.

  • Giai đoạn 2 ( Giai đoạn thứ phát)

Giai đoạn 2 bắt đầu khoảng 45 ngày sau, lúc này các xoắn khuẩn đã xuất hiện ở khắp cơ thể, trong máu, trên da và niêm mạc. Ban đầu, các nốt phát ban đối xứng màu hồng sẽ xuất hiện, ấn vào sẽ biến mất và không nổi lên trên bề mặt da, không bong vảy và không tự mất đi. Đi kèm với đó là một số triệu chứng như sốt cao, sưng tuyến hạch, đau họng, rụng tóc, nhức đầu, sụt cân, đau cơ và mệt mỏi…

Các biểu hiện này sẽ tự động biến mất dù có điều trị hay không. Tuy nhiên, nếu không nhanh chóng có những biện pháp can thiệp kịp thời, triệu chứng bệnh sẽ tái phát lại sau vài tháng và có thể kéo dài tới 2 năm.

Các giai đoạn của bệnh giang mai
Các giai đoạn của bệnh giang mai
  • Giai đoạn tiềm ẩn

Sau 2 giai đoạn đầu tiên, biểu hiện bệnh có thể biến mất hoàn toàn và không gây ra bất cứ một dấu hiệu bất thường nào. Tuy nhiên, lúc này xoắn khuẩn vẫn đang tồn tại âm ỉ bên trong cơ thể người bệnh và kéo dài nhiều năm sau đó.

  • Giai đoạn 3 ( Giai đoạn tam phát)

Giai đoạn 4 cũng chính là giai đoạn cuối cùng của bệnh giang mai sau 10 – 30 năm nhiễm bệnh. Lúc này, xoắn khuẩn đã đi sâu vào trong cơ thể người bệnh và chia thành 3 hình thức khác nhau: giang mai thần kinh (6.5%), giang mai tim mạch (10%) và củ giang mai (15%). Gây ra tổn thương ở não, hệ thần kinh, tim mạch, xương khớp… Và củ giang mai có thể làm biến dạng khuôn mặt người mắc bệnh.

Lưu ý: Giai đoạn 1 là thời điểm vô cùng quan trọng để phát hiện và điều trị bệnh giang mai. Càng để lâu, bệnh giang mai càng trở nên khó khăn và tốn kém trong việc điều trị.

Nếu bạn thấy bản thân gặp phải một trong những dấu hiệu như trên, hãy nhấn vào đây để được tư vấn miễn phí!

Thăm khám và điều trị bệnh giang mai hiệu quả, an toàn tại Phòng khám Đa khoa Y học Quốc tế

Trước khi thăm khám và điều trị bệnh giang mai hiệu quả và an toàn, người bệnh cần chuẩn bị cho bản thân tinh thần lạc quan, chế độ sinh hoạt và ăn uống lành mạnh và duy trì chữa bệnh theo hướng dẫn của bác sĩ để mang lại hiệu quả cao trong suốt quá trình thăm khám và điều trị. Ngoài ra, người bệnh cần tìm tới địa chỉ y tế chuyên điều trị bệnh xã hội uy tín và chất lượng, được điều trị đúng và đủ liệu trình thì mới có thể thuyên giảm triệu chứng và giảm thiểu tối đa nguy cơ mắc bệnh trở lại. Một trong những cơ sở y tế bạn có thể tham khảo đó là Phòng khám Đa khoa Y học Quốc tế số 12 Kim Mã – Ba Đình – Hà Nội.

Phòng khám Đa khoa Y học Quốc tế
Phòng khám Đa khoa Y học Quốc tế

Dựa vào nguyên nhân, mức độ bệnh và thể trạng sức khỏe thực tế của mỗi bệnh nhân, bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị an toàn và hiệu quả với từng người. Đầu tiên, người bệnh sẽ được thăm khám lâm sàng, hỏi về tiền sử bệnh. Sau đó, bác sĩ sẽ làm các xét nghiệm cụ thể để tìm ra nguyên nhân gây bệnh và can thiệp điều trị. Tại phòng khám, phác đồ tây y chuyên biệt đã và đang được áp dụng để điều trị bệnh giang mai. Thông qua việc sử dụng thuốc tây y chủ đạo ( chủ yếu là thuốc tiêm bắp) nhằm kiểm soát xoắn khuẩn, ngăn sự hình thành của vi khuẩn. Nếu bệnh giang mai đã chuyển sang giai đoạn nặng, bác sĩ sẽ kết hợp sử dụng thuốc uống và thuốc tiêm để mang lại hiệu quả cao hơn. Sau đó, cần kết hợp phương pháp tăng cường sức đề kháng, thanh lọc cơ thể và ngăn bệnh tái phát an toàn và hiệu quả trên lâm sàng.

Phương pháp điều trị bệnh giang mai nêu trên mang tới rất nhiều ưu điểm và được chuyên gia y tế đánh giá vượt trội hơn hẳn những cách điều trị truyền thống. Điển hình như giảm tác dụng phụ của thuốc Tây y, tăng cường sức khỏe, rút ngắn thời gian điều trị,… Đồng thời, ngăn bệnh tái phát hiệu quả đã được chứng minh trên lâm sàng.

Đến với Phòng khám Đa khoa Y học Quốc tế, người bệnh sẽ được trực tiếp thăm khám và điều trị giang mai bởi đội ngũ y bác sĩ hàng đầu, là những phó/ trưởng phòng trên 20 năm công tác tại những bệnh viện tuyến đầu. Dịch vụ y tế chuyên nghiệp, tận tâm theo mô hình “1 người bệnh – 1 bác sĩ – 1 y tá”. Chi phí thăm khám và điều trị bệnh giang mai công khai minh bạch, rõ ràng theo quy định của Bộ y tế. Bảo mật thông tin người bệnh nghiêm ngặt,…

Nếu còn những thắc mắc xoay quanh vấn đề “thời gian ủ bệnh giang mai là bao lâu?” Bạn vui lòng nhấn chuột tại đây hoặc liên hệ trực tiếp theo thông tin dưới đây:

  • Hotline: (024) 38255599 – 083.66.33.399 (miễn phí 24/7)
  • Địa chỉ: Phòng khám Đa khoa Y học Quốc tế số 12 Kim Mã – Ba Đình – Hà Nội
  • Lịch làm việc: từ 7h30 – 20h tất cả các ngày trong tuần (kể cả ngày Lễ, tết)

Cập nhật lần cuối: 26.03.2021

Nếu còn thắc mắc, bạn có thể liên hệ với bác sĩ chuyên khoa bằng cách:

Chuyên khoa phục hồi chức năng
Bác sĩ : Dương Thị Thắng Chuyên khoa phục hồi chức năng

– Với hơn 25 năm kinh nghiệm trong thăm khám và chữa bệnh cho bệnh nhân, bác sĩ Dương Thị Thắng đã tích lũy nguồn kiến thức sâu rộng, khéo léo kết hợp những kiến thức chuyên môn cùng những phương pháp trị liệu tiên tiến để mang đến kết quả chính xác trong chuẩn đoán và hiệu quả trong điều trị cho bệnh nhân  

Những Thành Tích Đạt Được

– Có 25 năm kinh nghiệm công tác chuyên ngành nội tổng hợp – phục hồi chức năng và siêu âm.

– Nhận được rất nhiều khen thưởng: Huân huy chương chiến công hạng nhất, nhì, ba

– Đạt danh hiệu Chiến sĩ tiên tiến nhiều năm

Xem thêm
Đăng ký khám trực tuyến