Kinh nghiệm điều trị suy buồng trứng

Người viết: Nguyễn Thị Luyện Tham vấn: Hà Thị Huệ Ngày đăng: 17.07.2021 - 504 lượt xem

Suy buồng trứng từ lâu đã trở thành nỗi ám ảnh với nữ giới. Bởi căn bệnh này nếu không được điều trị kịp thời sẽ gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe sinh sản của chị em, thậm chí là vô sinh hiếm muộn. Chính vì vậy, trong nội dung bài viết hôm nay, chúng tôi sẽ chia sẻ đến chị em nữ giới những kinh nghiệm điều trị suy buồng trứng, cũng như cung cấp cho chị em một số thông tin về bệnh. Từ đó, giúp chị em hiểu rõ hơn về căn bệnh này, cũng như chủ động hơn trong việc thăm khám và biết cách điều trị bệnh hiệu quả.

Bài viết này được tư vấn chuyên môn bởi bác sĩ Hà Thị Huệ – Bác sĩ CKI sản phụ khoa với hơn 20 năm kinh nghiệm. Hiện tại, bác sĩ Huệ đang làm việc tại phòng khám Đa Khoa Y Học Quốc Tế.

Mục lục
  • 1. Bệnh suy buồng trứng là gì?
    • 1.1. Các triệu chứng nhận biết bệnh suy buồng trứng
    • 1.2. Nguyên nhân dẫn đến bệnh suy buồng trứng
  • 2. Cách điều trị bệnh suy buồng trứng
  • 3. Những kinh nghiệm điều trị bệnh suy buồng trứng

Bệnh suy buồng trứng là gì?

Bác sĩ Hà Thị Huệ cho biết: “Buồng trứng là nơi nuôi dưỡng, diễn ra sự phát triển của trứng, giúp trứng chín và thụ tinh được trong cơ thể của người phụ nữ. Bên cạnh đó, buồng trứng cũng chịu trách nhiệm trong việc sản xuất các hormone sinh sản của nữ là estrogen và progesterone. Nhưng cũng như bất kỳ bộ phận nào trong cơ thể, buồng trứng cũng có “tuổi” và cũng đến giai đoạn bị suy giảm, lão hóa.

Kinh nghiệm điều trị suy buồng trứng
Suy buồng trứng là bệnh như thế nào?

Theo đó, suy buồng trứng được hiểu là tình trạng các chức năng của buồng trứng ngừng hoạt động chức năng. Lúc này, nó không sản xuất số lượng hormone estrogen và trứng bình thường. Nên sẽ không thể thực hiện được chức năng sản sinh và nuôi dưỡng trứng để duy trì hoạt động sinh sản ở nữ giới.

Hơn nữa, các chức năng sinh dục khác của phụ nữ cũng bị ảnh hưởng do hormone kích thích ham muốn không được sản sinh, các nội tiết tố bị rối loạn gây mất cân bằng cơ thể. Điều này dẫn đến việc làm suy giảm đời sống tình dục và cản trở chức năng sinh sản ở nữ giới, thậm chí là vô sinh – hiếm muộn.

Các triệu chứng nhận biết bệnh suy buồng trứng

  • Kinh nguyệt rối loạn trong một thời gian dài khiến lượng kinh nguyệt không ổn định, bên cạnh đó trạng thái cũng như màu sắc kinh có sự thay đổi.
  • Thường xuyên bị chóng mặt, buồn nôn đặc biệt là mất ngủ giữa đêm.
  • Giảm ham muốn tình dục
  • Da bị mất độ đàn hồi, khô da, ngứa và xuất hiện các nếp nhăn, vết nám, đồi mồi, ngực nhão và xệ
  • Móng tay, móng chân dễ gãy hơn bình thường
  • Suy giảm trí nhớ
  • Rụng tóc, tóc bạch sớm, bị khô và xơ
  • Âm đạo bị khô và đau rát khi quan hệ tình dục
  • Thường xuyên bị đau mỏi vùng lưng

Nguyên nhân dẫn đến bệnh suy buồng trứng

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến bệnh suy buồng trứng ở nữ giới, trong đó có thể chia thành 2 nhóm nguyên nhân chính đó là nguyên nhân tự phát và thứ phát. Cụ thể như sau:

Nguyên nhân tự phát

  • Rối loạn kinh nguyệt: Tình trạng rối loạn kinh nguyệt sẽ khiến cho lượng kinh nguyệt không ổn định. Điều này cũng khiến lượng hormone estrogen trong cơ thể cũng bị thay đổi, dễ dẫn đến rối loạn trao đổi chuyển hóa chất béo và gây ra nguy cơ suy buồng trứng. Trường hợp nếu để kéo dài có thể dẫn đến đột ngột tắt kinh (mất kinh) và dẫn đến vô sinh.
  • Do bị khuyết tật nhiễm sắc thể: Nguyên nhân này phần lớn là do sự di truyền. Theo đó, thay vì có 2 nhiễm sắc thể X thì với đối với những nữ giới mắc hội chứng Turner – chỉ có một nhiễm sắc thể X, hoặc là bị hội chứng X dễ vỡ khiến cho buồng trứng bị suy.
  • Do bị nhiễm chất độc: Nếu trong quá trình điều trị bệnh phải dùng hóa trị, xạ trị hay do chị em hít phải khói thuốc lá, thuốc trừ sâu, hóa chất nhiều cũng có thể gây ảnh hưởng đến buồng trứng dẫn đến suy buồng trứng.
  • Nhân tố miễn dịch: Với những nữ giới bị mắc các bệnh về tuyến giáp thường có tỷ lệ mắc bệnh suy buồng trứng cao hơn những người không mắc bệnh.
  • Do tuổi tác: Những nữ giới lập gia đình muộn và có con muộn từ 35 tuổi – 45 tuổi sẽ rất dễ bị mắc căn bệnh suy buồng trứng này. Vì theo độ tuổi mà buồng trứng cũng bị già đi và bị lão hóa. Điều này dẫn đến trứng sản sinh ra ít, rụng cũng thưa hơn, thậm chí là còn bị lép.

Nguyên nhân thứ phát

  • Nạo phá thai: Việc làm này không chỉ làm ảnh hưởng đến tử cung mà nó có thể làm ảnh hưởng đến chức năng của buồng trứng, khiến buồng trứng bị rối loạn dẫn đến số lượng và chất lượng trứng sẽ không được đảm bảo. Đặc biệt là những trường hợp chị em thực hiện phá thai tại các cơ sở y tế kém chất lượng rất dễ gặp phải những biến chứng như viêm nhiễm buồng trứng, thậm chí có trường hợp phải cắt bỏ một bên buồng trứng, về lâu dài sẽ dẫn đến suy buồng trứng.
  • Nhiễm trùng đường sinh dục: Nếu chị em không chú ý vệ sinh vùng kín sạch sạch sẽ hoặc có quan hệ tình dục không an toàn, lây nhiễm bệnh tình dục, nhiễm virus herpes… sẽ dẫn đến tình trạng viêm nhiễm, nhiễm trùng đường sinh dục. Lúc này, nếu không được điều trị kịp thời nhiễm trùng sẽ lan rộng làm ảnh hưởng đến buồng trứng. Từ đó, làm suy giảm khả năng hoạt động của buồng trứng, dẫn đến suy buồng trứng.
  • Kích trứng: Hiện nay, tỷ lệ vô sinh ở nữ giới ngày càng tăng cao, nhiều người phải dùng đến biện pháp kích thích rụng trứng. Mục đích của biện pháp này là làm tăng thêm cơ hội có thể mang thai. Nhưng nếu kích quá đà có thể làm nang noãn ở buồng trứng cùng phát triển và gây ra sự ứ dịch trong bụng, ảnh hưởng đến các cơ quan trong ở bụng. Thậm chí, các biến chứng này còn có thể gây ra xoắn (buồng trứng to quá phát), chảy máu buồng trứng… Cho nên khi áp dụng cách làm này cần phải thận trọng.
  • Nhiễm virus: Những loại virus như virus herpes simplex (HSV), virus gây bệnh quai bị có thể gây viêm buồng trứng hoặc buồng trứng tự miễn làm tổn hại đến buồng trứng gây suy buồng trứng.
  • Thói quen sống không tốt: Những thói quen sống không lành mạnh như: Lạm dụng các chất kích thích như thuốc lá, rượu bia, café, cocain,… cũng có thể gây suy buồng trứng. Vì chất nicotine trong thuốc lá và nồng độ cồn trong rượu có thể làm rối loạn kinh nguyệt.

Ngoài ra, việc giảm cân quá mức cùng tình trạng căng thẳng lâu dần gây rối loạn chức năng thần kinh thực vật, ảnh hưởng đến sự điều tiết nội tiết trong cơ thể làm dẫn đến suy giảm chức năng buồng trứng, giảm hormon estrogen.

Cách điều trị bệnh suy buồng trứng

Như đã chia sẻ ở trên thì căn bệnh suy buồng trứng không chỉ gây ảnh hưởng đến đời sống tình dục của chị em nữ giới. Mà còn khiến cho chức năng sinh sản ở nữ giới bị suy giảm, thậm chí là vô sinh nếu không được điều trị kịp thời. Chính vì thế, việc tìm hiểu cách điều trị bệnh suy buồng trứng là điều hết sức cần thiết.

Hiện nay, có hai cách điều trị suy buồng trứng đó là điều trị bằng y học hiện đại và Đông Y. Cụ thể như sau:

+ Điều trị suy buồng trứng bằng y học hiện đại: Có 2 phương pháp được đưa ra nhằm cải thiện suy buồng trứng đó là: Liệu pháp hormone thay thế (HRT) và điều trị hiếm muộn. Trong đó:

Liệu pháp hormone thay thế: Đây là phương pháp chữa trị suy buồng trứng phổ biến có tác dụng giảm bớt các triệu chứng làm suy giảm chức năng buồng trứng như rối loạn chức năng tình dục, rối loạn vận mạch, vấn đề về da, tâm trạng, thể chất mệt mỏi,… Đồng thời, ngăn ngừa hệ quả của sự thiếu hụt estrogen gây ra như loãng xương.

Bên cạnh đó, còn giúp tăng cường hormone estrogen, giúp cân bằng nội tiết tố của buồng trứng với FSH của tuyến yên. Từ đó, giúp thúc đẩy các hoạt động của buồng trứng, kích thích nang trứng phát triển, chín và phóng noãn. Hơn nữa, việc kết hợp hormone estrogen và progesterone còn có tác dụng giúp tái tạo niêm mạc tử cung và chu kỳ kinh nguyệt trở lại. Điều này tạo điểm bám vững chắc cho trứng sau khi được thụ tinh làm tổ.

Ngoài ra, estrogen còn làm cho các tuyến ở cổ tử cung được tái tạo và hoạt động bình thường trở lại giúp việc bài tiết dịch nhầy đều đặn để duy trì độ ẩm cho bộ phận sinh dục. Cũng như kích thích ham muốn tình dục, tăng hưng phấn và giúp cho hoạt động tình dục diễn ra thuận lợi hơn.

Điều trị hiếm muộn: Có rất nhiều phương pháp điều trị được áp dụng để phục hồi chức năng của buồng trứng ở những người bị suy buồng trứng. Các loại thuốc thường được sử dụng như: Corticosteroid, Estradiol hay Clomiphene citrate.

Trên thực tế, theo số liệu thống kê, có khoảng 5 – 10% nữ giới bị suy buồng trứng vẫn có con mà không cần điều trị. Những cũng có những người muốn mang thai phải áp dụng phương pháp hỗ trợ sinh sản như tiến hành thụ tinh trong ống nghiệm.

+ Điều trị suy buồng trứng bằng Đông Y: Thuốc Đông y chữa bệnh suy buồng trứng ở nữ giới  thường dùng các bài thuốc chữa thận âm hư, thận dương hư,… nhằm giúp tăng cường chức năng sinh sản. Cụ thể như sau:

Bài thuốc 1. Bài thuốc chữa thận dương hư

Nguyên liệu

Đương quy, bạch thược, đẳng sâm, ba kích, dâm dương hoắc, xuyên khung, hoàng kỳ, đỗ trọng, nhục thung dung. Mỗi thứ 12 g

Cách thực hiện

Cho tất cả các vị thuốc vào nồi cùng với nước rồi đun sôi

Sau đó, chắt lọc còn khoảng 500ml, chia làm 3 lần uống trong ngày, uống sau khi ăn. Sử dụng liên tục khoảng 15 ngày.

Bài thuốc 2. Bài thuốc chữa thận âm hư

Nguyên liệu

Thục địa, đan bì, phục linh, đại táo, đỗ trọng, sơn thù, trạch tả, hoài sơn, thỏ ty tử. Mỗi thứ 12 g và Cam thảo 4g.

Cách thực hiện

Thuốc đem sắc, uống ngày 1 tháng, chia làm 3 lần, uống sau bữa ăn.

Sử dụng thuốc liên tục trong khoảng 2 tuần

Các vị thuốc Đông y này đều là những thảo dược thiên nhiên giúp bổ huyết, điều hòa kinh nguyệt. Chị em có thể áp dụng những món ăn như: gà ác hầm thuốc bắc, rượu quý như linh chi, nấm đông cô,… nhằm tăng cường chức năng cho buồng trứng khỏe mạnh.

Những kinh nghiệm điều trị bệnh suy buồng trứng

Như đã chia sẻ ở trên thì có rất nhiều thuốc và cách chữa suy buồng trứng khác nhau. Tuy nhiên, theo những chia sẻ của chị em về kinh nghiệm điều trị suy buồng trứng thì cách tốt nhất đó là thay thế hormone. Nhưng với điều kiện là phải tuân thủ theo đúng chỉ định về liều lượng của bác sĩ để hạn chế tối đa các tác dụng phụ.

Kinh nghiệm điều trị suy buồng trứng thế nào?
Kinh nghiệm điều trị suy buồng trứng thế nào?

Do đó, chị em tuyệt đối không được tự ý dùng thuốc khi chưa có chỉ định của bác sĩ. Mà cần phải đến các cơ sở y tế chuyên khoa uy tín để được các bác sĩ thăm khám, kiểm tra một cách cụ thể. Sau đó, các bác sĩ mới tư vấn và đưa ra chỉ định liều lượng thuốc phù hợp nhất.

Bên cạnh việc điều trị suy buồng trứng bằng cách dùng thuốc bổ sung hormone estrogen theo chỉ định của bác sĩ. Để nâng cao hiệu quả, chị em có thể tăng cường hàm lượng estrogen vào cơ thể thông qua các thực phẩm bổ sung. Chị em có thể bổ sung các nhóm thực phẩm giàu canxi, vitamin D, sắt, kẽm, magie, omega 3 như: sữa tươi, rau cải chíp, hạt vừng đen, yến mạch, hạnh nhân, rau dền, ức gà, củ cải đỏ, hạt dẻ, lựu, táo, ngũ cốc, thịt bò, hạt chia, quả óc chó, rau chân vịt, nấm…. Cùng rất nhiều loại thực phẩm khác như: sữa ong chúa, đậu nành, ra xanh và các thực phẩm giàu crom,….

Ngoài ra, trong quá trình điều trị, chị em cũng cần phải lưu ý thêm một số điều như sau:

  • Chú vệ sinh vùng kín hàng ngày sạch sẽ, đúng cách, nhất là trong kỳ kinh để ngăn chặn vi khuẩn có hại tấn công làm ảnh hưởng đến buồng trứng.
  • Không sử dụng các chất kích thích, đồ uống có cồn
  • Giữ tâm lý thoải mái, tránh căng thẳng, stress
  • Luyện tập thể dục thể thao thường xuyên để giúp cơ thể khỏe mạnh
  • Uống đủ nước để bổ sung nước cho cơ thể

Trên đây là những chia sẻ về kinh nghiệm điều trị suy buồng trứng. Hy vọng qua bài viết này đã cung cấp cho chị em nữ giới có thêm được những thông tin bổ ích. Nếu như còn bất cứ thắc mắc nào về căn bệnh này, hãy nhấp chuột chọn TẠI ĐÂY hoặc gọi đến số 02438.255.599 – 0836.633.399 để được các bác sĩ tư vấn, giải đáp thắc mắc và đặt lịch hẹn khám miễn phí.

Cập nhật lần cuối: 15.10.2021

Nếu còn thắc mắc, bạn có thể liên hệ với bác sĩ chuyên khoa bằng cách:

Chuyên Khoa I - Sản Phụ Khoa
Bác sĩ : Nguyễn Thị Luyện Chuyên Khoa I - Sản Phụ Khoa
  • Với 21 năm kinh nghiệm trong sản phụ khoa. Bác sĩ Luyện chuyên về sức khỏe sinh sản, tư vấn, khám và hỗ trợ điều trị cho nhiều bệnh nhân mắc các bệnh phụ khoa, vô sinh ở nữ giới,… giúp chị em bảo vệ sức khỏe, khả năng sinh sản.
Xem thêm
Đăng ký khám trực tuyến