Bà bầu có nên uống sữa đậu nành ? 

Người viết: Dương Thị Thắng Tham vấn: Đinh Thị Quỳnh Huế Ngày đăng: 27.09.2019 - 961 lượt xem

Trong thời gian mang thai, chế độ ăn uống của chị em luôn phải khoa học và được chọn lọc kĩ càng. Để có thể chọn cho mình một thức uống vừa có lợi cho sức khỏe và giúp bé yêu phát triển một cách khỏe mạnh cũng chả phải là một chuyện dễ dàng. “Bà bầu có nên uống sữa đậu nành? hiện là câu hỏi được khá nhiều chị em “Bầu bí” quan tâm trên các diễn đàn và group của những bà mẹ bỉm sữa. Để có thể trả lời câu hỏi này, Mời chị em cùng theo dõi bài viết dưới đây nhé.

Câu hỏi của bạn Chi An: Chào bác sĩ, em năm nay 27 tuổi và đang mang bầu được 20 tuần. Trước đây em rất thích uống sữa đậu nành và cả khi đã có bầu được hơn 10 tuần em vẫn duy trì uống. Nhưng về sau, có một số người quen nói rằng uống sữa đậu nành không tốt cho mẹ và em bé, thậm chí còn gây ảnh hưởng tới giới tính của con nữa. Hiện tại em đang rất lo lắng và hoang mang không biết điều đó có đúng không ? Nếu sai thì uống thế nào mới có lợi cho cả mẹ và con ạ ? Mong bác sĩ tư vẫn giúp em. Em xin cảm ơn ạ!

Bà bầu có nên uống sữa đậu nành  

Mục lục
  • 1. Bác sĩ Đinh Thị Quỳnh Huế – Chuyên ngành sản phụ khoa tại Phòng khám đa khoa y học quốc tế số 12 Kim Mã xin phép được trả lời câu hỏi này như sau:

Bác sĩ Đinh Thị Quỳnh Huế – Chuyên ngành sản phụ khoa tại Phòng khám đa khoa y học quốc tế số 12 Kim Mã xin phép được trả lời câu hỏi này như sau:

Chi An thân mến!

Sữa đậu nành là một thức uống rất phổ biến ở Việt Nam và Trung Quốc được làm từ đậu tương, vị mát, hơi ngậy, khi uống có thể cho thêm đường. Sữa đậu nành được làm theo phương pháp thủ công thường được bán vào buổi sáng, ngoài ra các loại sữa đậu nành đóng hộp và được sản xuất theo quy trình công nghiệp cũng rất thơm ngon. Một số nghiên cứu còn chỉ ra rằng thành phần dinh dưỡng có trong sữa đậu nành cũng bổ dưỡng gần ngang với sữa bò tươi.

Theo một số nguồn tin thì trong sữa đậu nành có chứa thành phần isoflavone, hormone estrogen có thể làm ảnh hưởng đến giới tính của thai nhi và làm giảm chức năng sinh sản của bé trai, teo tinh hoàn. Có lẽ đây chính là lý do người ra đồn thổi rằng bà bầu uống sữa đậu nành không tốt. Nhưng cho đến hiện tại, có thể nói chưa có một nghiên cứu cụ thể nào chứng minh isoflavone có trong sữa đậu nành ảnh hưởng tới giới tính và sức khỏe của bé cả.

Không những không gây hại cho mẹ và bé, sữa đậu nành còn được chứng minh mang lại rất nhiều lợi ích cho phụ nữ đang mang thai:

  • Lượng protein dồi dào có trong sữa đậu nành là một dạng chất đạm thực vật chứa rất ít cholesterol, ít chất béo và tốt cho sức khỏe con người hơn là chất đạm của động vật.
  • Chất xơ có trong sữa đậu nành có thể giúp các mẹ bầu kiểm soát được lượng đường trong cơ thể và phòng tránh được nguy cơ tiểu đường thai kỳ. Ngoài ra chất xơ còn có tác dụng hỗ trợ hệ tiêu hóa của mẹ bầu, kích thích nhu động ruột và ngăn ngừa táo bón hiệu quả.
  • Sữa đậu nành chứa rất nhiều các thành phần dinh dưỡng có lợi cho mẹ bầu như Vitamin A, Vitamin D, Riboflavin và B12,… có thể nói tương đương với lại sữa bò. Với những mẹ bầu nào không uống được sữa bò vì dị ứng lactose thì sữa đậu nành thực sự là một giải pháp quá tuyệt vời.
  • Có lé bạn cũng không lạ gì những quảng cáo trên tivi về uống sữa đậu lành bổ sung canxi. Lượng canxi có trong sữa đậu nành sẽ giúp các mẹ bầu hạn chế được tình trạng loãng xương, giảm nguy cơ sinh non và nhẹ cân ở thai nhi, giảm tình trạng đau lưng khi mang thai cho các mẹ bầu.

👉Xem thêm:

Trên đây là những lợi ích mà mẹ bầu có thể nhận được khi sử dụng sữa đậu nành. Nhưng để có thể uống sữa đậu nành một cách đúng đắn, khoa học và mang lại nhiều lợi ích nhất thì bạn nên lưu ý những vấn đề sau:

  • Uống sữa đậu nành là rất tốt, nhưng các chị em cũng không nên uống quá 500ml/ngày. Khi uống quá nhiều sữa đậu có thể dẫn tới các chứng khó tiêu, đầy hơi và cản trở quá trình hấp thụ các chất khác của mẹ bầu. Tốt nhất một ngày mẹ bầu chỉ nên uống 2 lần và mỗi lần 250ml.
  • Nếu uống sữa đậu nành tươi thì nên mua ở những chỗ uy tín, được đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm để tránh gây ngộ độc thực phẩm. Còn nếu các mẹ tự làm ở nhà thì nên nấu thật sôi để loại bỏ các chất độc hại.
  • Khi uống sữa đậu nành, nếu muốn thêm ngọt chỉ nên thêm đường kính và không cho đường nâu để tránh những phản ứng hóa học gây hại cho cơ thể. Ngoài ra cũng không nên ăn các loại hoa quả có múi khi uống sữa đậu nành.
  • Khi uống sữa đậu nành và ăn kèm với các thực phẩm giàu tinh bột sẽ giúp chuyển hóa các chất dinh dưỡng trong sữa một cách tốt nhất.
  • Uống sữa đậu nành vào bất cứ lúc nào bạn muốn trừ lúc đói.

Để thai nhi được phát triển một cách toàn diện và khỏe mạnh, các mẹ bầu nên bổ sung cho mình sữa đậu nành vào thực đơn như một loại thức uống dinh dưỡng hàng ngày. Hy vọng những thông tin trên đã giúp Chi An và các mẹ bầu khác giải đáp được những băn khoăn “Bà bầu có nên uống sữa đậu nành?”.

Chúc mẹ con bạn luôn khỏe mạnh!

Nếu các bạn còn thắc mắc hay có nhu cầu tư vấn cần giải đáp liên quan đến những vấn đề về sinh sản, sức khỏe giới tính và tình dục, các bạn có thể click vào đây: https://dakhoayhocquocte.com hoặc gọi điện tới hotline: 0836 633 399 – 02438 255 599 để nhận được sự tư vấn , giải đáp từ các bác sĩ chuyên khoa một cách chính xác nhất.

Tham khảo: if it safe to drink soy milk during pregnancy?: https://www.babycenter.com/400_if-it-safe-to-drink-soy-milk-during-pregnancy_2305471_950.bc. Truy cập ngày 6/1/2020.

Cập nhật lần cuối: 06.01.2020

Nếu còn thắc mắc, bạn có thể liên hệ với bác sĩ chuyên khoa bằng cách:

Chuyên khoa phục hồi chức năng
Bác sĩ : Dương Thị Thắng Chuyên khoa phục hồi chức năng

– Với hơn 25 năm kinh nghiệm trong thăm khám và chữa bệnh cho bệnh nhân, bác sĩ Dương Thị Thắng đã tích lũy nguồn kiến thức sâu rộng, khéo léo kết hợp những kiến thức chuyên môn cùng những phương pháp trị liệu tiên tiến để mang đến kết quả chính xác trong chuẩn đoán và hiệu quả trong điều trị cho bệnh nhân  

Những Thành Tích Đạt Được

– Có 25 năm kinh nghiệm công tác chuyên ngành nội tổng hợp – phục hồi chức năng và siêu âm.

– Nhận được rất nhiều khen thưởng: Huân huy chương chiến công hạng nhất, nhì, ba

– Đạt danh hiệu Chiến sĩ tiên tiến nhiều năm

Xem thêm
Đăng ký khám trực tuyến