Vì sao nên khâu cổ tử cung khi mang thai?

Người viết: Dương Thị Thắng Tham vấn: Đinh Thị Quỳnh Huế Ngày đăng: 07.05.2021 - 818 lượt xem

Nhiều chị em khi mang thai được bác sĩ khuyên nên khâu cổ tử cung. Tuy nhiên, một số chị em vẫn khá hoang mang chưa biết vì sao nên khâu cổ tử cung khi mang thai. Khâu cổ tử cung khi mang thai áp dụng trong trường hợp nào? Địa chỉ khâu eo tử cung uy tín….Để giải đáp những thắc mắc này, bạn có thể tham khảo thông tin cơ trong nội dung chính sau đây.

Nội dung bài viết được tham vấn chuyên môn bởi bác sĩ Đinh Thị Quỳnh Huế- CKI- Sản phụ khoa hơn 20 năm kinh nghiệm, nguyên trưởng khoa Trung tâm chăm sóc sức khỏe, kế hoạch hóa gia đình, hiện nay bác sĩ đang công tác tại phòng khám Đa Khoa Y Học Quốc Tế.

Mục lục
  • 1. Cổ tử cung là gì?
  • 2. Vì sao nên khâu cổ tử cung khi mang thai?
  • 3. Khâu cổ tử cung như thế nào? khi nào được áp dụng?
  • 4. Quy trình khâu cổ tử cung? Khi nào nên cắt chỉ?

Cổ tử cung là gì?

Cổ tử cung là một cấu trúc hình ống hẹp ở đoạn dưới của tử cung. Cổ tử cung nối 2 phần là âm đạo và tử cung. Khi người phụ nữ không có thai, cổ tử cung có xu hướng mở ra để tinh trùng dễ dàng di chuyển vào trong tử cung và cũng là để máu kinh có thể thoát ra ngoài. Tuy nhiên, khi người phụ nữ mang thai, nghiễm nhiên các chất dịch nhầy trong cổ tử cung sẽ tạo thành một hàng rào chắn bảo vệ an toàn cho sự phát triển của thai nhi, gọi là nút nhầy cổ tử cung.

Theo đó, trong suốt toàn bộ thời gian mang thai, cổ tử cung của bạn sẽ cứng và dài, đóng kín cho tới khi giai đoạn cuối thai kỳ. Khi phụ nữ sắp chuyển dạ thì cổ tử cung sẽ trở nên mềm, mở rộng ra để em bé có thể chào đời một cách dễ dàng.

Vì sao nên khâu cổ tử cung khi mang thai?

Vì sao nên khâu cổ tử cung khi mang thai
Vì sao nên khâu cổ tử cung khi mang thai

Theo thống kê hiện nay tình trạng sảy thai, sinh non ngày càng phổ biến tại nước ta. Điều này không chỉ ảnh hưởng tới tinh thần, sức khỏe, sức khỏe sinh sản của người phụ nữ mà còn ảnh hưởng tới tương lai, tới vấn đề hôn nhân, hạnh phúc gia đình.

Một số thống kê của Bộ Y tế, hàng năm có khoảng 4 triệu trẻ sơ sinh tử cung, trong đó có đến 60% tỷ lệ sảy thai, sinh non. Chính vì thế, vấn đề tìm ra nguyên nhân, giải pháp khắc phục tình trạng này là vô cùng quan trọng. Trong số rất nhiều nguyên nhân gây sảy thai thì vấn đề hở eo cổ tử cung, ngắn cổ tử cung thường gặp hơn cả. Khi cổ tử cung hở hoặc quá ngắn sẽ gây áp lực dẫn tới sảy thai, sinh non phổ biến.

Lúc này, bên cạnh các phương pháp theo dõi thai, can thiệp nội khoa bằng các loại thuốc giảm co thì kỹ thuật khâu cổ tử cung được áp dụng  góp phần tích cực hạ thấp tỷ lệ bệnh tật, tử vong sơ sinh được thực hiện thường xuyên tại các cơ sở chuyên sâu Sản phụ khoa. Theo nhận định từ chuyên gia y tế, đây là một kỹ thuật đơn giản, an toàn, hiệu quả, dễ áp dụng trong điều trị ngăn chặn, dự phòng sảy thai hay sinh non mà y học đã áp dụng thành công.

Kết luận: như vậy có thể kết luận khâu cổ tử cung nhằm khắc phục tình trạng hở eo cổ tử cung, dự phòng và ngăn chặn sảy thai, sinh non ở phụ nữ. Vì thế, nếu như chị em đang mang thai, đặc biệt trước đó có tiền sử sảy thai hoặc sinh non thì cần phải theo dõi sát sao, khám thai thường xuyên, có thể chỉ em sẽ được chỉ định khâu cổ tử cung nhằm đảm bảo an toàn cho mẹ và bé có một thai kỳ khỏe mạnh.

Khâu cổ tử cung như thế nào? khi nào được áp dụng?

Khâu cổ tử cung hay còn gọi là khâu vòng cổ tử cung, khâu eo cổ tử cung là thủ thuật y khoa được áp dụng thường xuyên tại các cơ sở y tế chuyên khoa lớn trong chuyên ngành Sản khoa. Để thực hiện kỹ thuật này, bác sĩ sẽ sử dụng thiết bị y tế chuyên dụng thực hiện khâu một đường vòng tròn quanh cổ tử cung để thu hẹp lỗ trong cổ tử cung, bảo vệ an toàn cho thai nhi trong bụng, tránh sảy thai và sinh non. Thông thường, kỹ thuật khâu vòng cổ tử cung thường thực hiện khi mang thai từ 14 – 18 tuần. Trong một số trường hợp đặc biệt có thể từ 13 đến dưới 20 tuần.

Đối tượng áp dụng:

Không phải tất cả phụ nữ khi mang thai đều cần phải khâu cổ tử cung. Chỉ những trường hợp dưới đây thường được bác sĩ chỉ định khâu cổ tử cung, như sau:

  • Phụ nữ có tiền sử sảy thai hoặc sinh non
  • Phụ nữ thực hiện thụ tinh ống nghiệm, mang thai đôi/đa thai thường khâu cổ tử cung dự phòng.
  • Thai phụ có tiền sử sảy thai do hở eo tử cung
  • Những thai phụ từng sảy thai hoặc đẻ non trên 2 lần mà chưa tìm được nguyên nhân.
  • Những trường hợp mang thai mà chiều dài cổ tử cung của mẹ dưới 25mm
  • Áp dụng đối với thai phụ những lần trước từng khâu eo tử cung.

Khâu vòng cổ tử cung là gì?v

Tuy nhiên, khâu cổ tử cung cũng có những điều cấm kỳ, những chống chỉ định riêng, cụ thể như sau:

  • Phụ nữ mang thai trên 24 tuần tuổi.
  • Thai nhi có những bất thường hoặc thai đã chết lưu.
  • Thai phụ bị viêm phụ khoa thì cần tiêu viêm ổn định trước khi thực hiện thủ thuật.
  • Đã xuất hiện các cơn co tử cung
  • Viêm màng ối hoặc vỡ ối sớm
  • Chảy máu tử âm đạo, cổ tử cung
  • Màng ối bị sa – tình trạng túi ối nhô ra qua lỗ cổ tử cung

Quy trình khâu cổ tử cung? Khi nào nên cắt chỉ?

Để tiến hành khâu cổ tử cung cần chuẩn bị bác sĩ, kỹ thuật viên….chuẩn bị tư vấn cho bệnh nhân trước khi thực hiện; chuẩn bị đầy đủ thiết bị y tế được vô trùng- vô khuẩn trước khi tiến hành khâu.

  • Tiếp đến, sát trùng vết thương, dùng kẹp kéo cổ tử cung ra ngoài, buộc ở vị trí 12h, cắt đầu chỉ xa nốt buộc khoảng 1cm và kiểm tra nút chỉ.
  • Sau đó sát trùng âm đạo và cổ tử cung. Khi thắt 2 mũi chéo sẽ có thể kéo hẹp lỗ cổ tử cung chít lại theo hai chiều đứng và ngang.
  • Sau thủ thuật, thai phụ được nghỉ ngơi cho tới khi ổn định, bác sĩ kiểm tra sức khỏe trước khi ra về.

Theo chuyên gia y tế, đa phần những trường hợp chị em khâu cổ tử cung đều ổn định, em bé phát triển bình thường. Tới khi em bé phát triển bình thường 37-38 tuần thì bác sĩ sẽ cắt chỉ khâu vòng cổ tử cung để thuận tiện cho việc sinh nở.

Hiện nay, tại Hà Nội có nhiều địa chỉ khâu cổ tử cung an toàn. Chị em nên lựa chọn cơ sở y tế chuyên khoa uy tín có đội ngũ bác sĩ chuyên Sản phụ khoa giỏi chuyên môn, thiết bị y tế hiện đại, đầy đủ, quy trình khám chữa bệnh đúng quy trình chuẩn của Bộ Y tế…để được bác sĩ thăm khám, thực hiện khâu cổ tử cung an toàn.

Lời khuyên từ bác sĩ chuyên ngành Sản phụ khoa: quá trình mang thai là một trải nghiệm tuyệt vời với người phụ nữ. Tuy nhiên, để sinh con khỏe mạnh, an toàn thì người mẹ và em bé cũng phải trải qua bao nhiêu khó khăn, thử thách. Vì thế, để đảm bảo những điều tốt lành nhất đến với thiên thần nhỏ sắp chào đời thì mẹ bầu cần quan tâm hơn nữa đến đời sống sinh hoạt, chế độ ăn uống, chế độ nghỉ ngơi mà đặc biệt cần chú trọng thực hiện khám thai định kỳ theo lịch hẹn của bác sĩ để bác sĩ để đảm bảo cho thai kỳ khỏe mạnh.

Trên đây là những thông tin cơ bản về chủ đề vì sao nên khâu cổ tử cung khi mang thai. Quy trình thực hiện như thế nào? có hiệu quả hay không. Mong rằng những chia sẻ từ bài viết bổ ích cho bạn. Nếu còn thắc mắc, bạn có thể nhấp chuột TẠI ĐÂY hoặc gọi tới số điện thoại (024) 38.255.599 –  083.663.3399 để được giải đáp và đặt lịch hẹn khám miễn phí.

Cập nhật lần cuối: 07.05.2021

Nếu còn thắc mắc, bạn có thể liên hệ với bác sĩ chuyên khoa bằng cách:

Chuyên khoa phục hồi chức năng
Bác sĩ : Dương Thị Thắng Chuyên khoa phục hồi chức năng

– Với hơn 25 năm kinh nghiệm trong thăm khám và chữa bệnh cho bệnh nhân, bác sĩ Dương Thị Thắng đã tích lũy nguồn kiến thức sâu rộng, khéo léo kết hợp những kiến thức chuyên môn cùng những phương pháp trị liệu tiên tiến để mang đến kết quả chính xác trong chuẩn đoán và hiệu quả trong điều trị cho bệnh nhân  

Những Thành Tích Đạt Được

– Có 25 năm kinh nghiệm công tác chuyên ngành nội tổng hợp – phục hồi chức năng và siêu âm.

– Nhận được rất nhiều khen thưởng: Huân huy chương chiến công hạng nhất, nhì, ba

– Đạt danh hiệu Chiến sĩ tiên tiến nhiều năm

Xem thêm
Đăng ký khám trực tuyến