Hiểu đúng về kỹ thuật khâu vòng cổ tử cung

Người viết: Dương Thị Thắng Tham vấn: Hà Thị Huệ Ngày đăng: 23.04.2021 - 564 lượt xem

Nếu bạn đã có tiền sử sảy thai hoặc sinh non liên tiếp 2 lần trở lên vào giai đoạn thứ ba của thai kỳ. Lúc này bạn cần gặp bác sĩ càng sớm càng tốt ngay từ khi phát hiện có thai. Trong quá trình kiểm tra chuyên sâu thai nhi cũng như sức khỏe của người mẹ, bạn có thể được đo cổ tử cung, nếu phát hiện tử cung ngắn, hở eo tử cung thì bác sĩ có thể kê đơn thuốc hoặc chỉ định áp dụng kỹ thuật khâu vòng cổ tử cung kết hợp nghỉ ngơi để bảo vệ cho một thai kỳ hoàn toàn khỏe mạnh.

Nội dung chuyên môn được tham vấn y khoa bởi bác sĩ Hà Thị Huệ – CKI- Sản phụ khoa hơn 20 năm kinh nghiệm, từng có thời gian dài công tác tại các bệnh viện phụ sản tuyến TW, hiện nay bác sĩ đang công tác tại phòng khám Đa Khoa Y Học Quốc Tế.

Mục lục
  • 1. Hiểu đúng về kỹ thuật khâu vòng cổ tử cung
  • 2. Kỹ thuật khâu vòng cổ tử cung được thực hiện an toàn tại cơ sở y tế uy tín
  • 3. Khi nào thai phụ được cắt chỉ khâu vòng cổ tử cung?

Hiểu đúng về kỹ thuật khâu vòng cổ tử cung

Khâu vòng cổ tử cung là gì?v
Khâu vòng cổ tử cung là gì?

Khâu vòng cổ tử cung là thủ thuật y khoa được áp dụng thường xuyên trong chuyên ngành Sản khoa. Kỹ thuật này được hiểu là bác sĩ sẽ sử dụng thiết bị y tế chuyên dụng thực hiện khâu một đường vòng tròn quanh cổ tử cung để thu hẹp lỗ trong cổ tử cung, bảo vệ an toàn cho thai nhi trong bụng, tránh sảy thai và sinh non. Khâu vòng cổ tử cung thông thường được thực hiện khi mang thai từ 14 – 18 tuần. Trong một số trường hợp đặc biệt có thể từ 13 đến dưới 20 tuần.

Thực tế, hiện nay vấn đề xảy thai, sinh non ngày càng phổ biến trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng. Tình trạng này không chỉ ảnh hưởng đến tinh thần người phụ nữ mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, sức khỏe sinh sản. Theo thống kê, hàng năm có khoảng 4 triệu trẻ sơ sinh tử vong, trong đó có đến 70-80% liên quan đến sảy thai, sinh non. Chính vì lẽ đó, vấn đề cấp thiết nằm tìm ra cách khắc phục tình trạng này là điều vô cùng quan trọng. Bên cạnh phương pháp theo dõi thai, điều trị nội khoa thì kỹ thuật khâu vòng cổ tử cung được áp dụng  góp phần tích cực hạ thấp tỷ lệ bệnh tật, tử vong sơ sinh được thực hiện thường xuyên tại các cơ sở chuyên sâu Sản phụ khoa. Theo nhận định từ chuyên gia y tế, đây là một kỹ thuật đơn giản, an toàn, hiệu quả, dễ áp dụng trong điều trị mà y học đã áp dụng thành công.

Trường hợp chỉ định & chống chỉ định khâu vòng cổ tử cung

Cổ tử cung ngắn hay hở eo cổ tử cung là một trong những nguyên nhân hàng đầu dẫn tới sảy thai hoặc sinh non. Một trong những phương pháp để điều trị hở eo cổ tử cung là khâu vòng cổ tử cung. Hiện nay, phương pháp khâu vòng cổ tử cung đang được sử dụng rất nhiều trong các trường hợp dưới đây:

Chỉ định áp dụng:

  • Thai phụ được chẩn đoán bị hở eo tử cung
  • Siêu âm thấy chiều dài kênh cổ tử cung ≤ 25mm, đường kính lỗ cổ tử cung rộng ≥ 8mm)
  •   Thai phụ có tiền sử sảy thai do hở eo tử cung
  •   Sảy thai hoặc đẻ non trên 2 lần trở lên
  •   Những trường hợp thụ tinh ống nghiệm mang song thai, đa thai có thể cần khâu vòng cổ tử cung để dự phòng.
  •   Áp dụng đối với thai phụ những lần trước từng khâu eo tử cung.

Chống chỉ định:

Tuy nhiên, thủ thuật khâu vòng cổ tử cung có những chống chỉ định, cụ thể:

  • Thai nhi đã vượt trên 24 tuần tuổi.
  • Thai nhi có những bất thường hoặc thai chết lưu.
  • Thai phụ bị nhiễm trùng âm đạo, viêm cổ tử cung…thì cần tiêu viêm ổn định trước khi thực hiện thủ thuật.
  • Đã xuất hiện các cơn co tử cung
  • Viêm màng ối hoặc vỡ ối sớm
  • Chảy máu tử âm đạo, cổ tử cung
  • Màng ối bị sa – tình trạng túi ối nhô ra qua lỗ cổ tử cung

Kỹ thuật khâu vòng cổ tử cung được thực hiện an toàn tại cơ sở y tế uy tín

Kỹ thuật khâu vòng cổ tử cung
Kỹ thuật khâu vòng cổ tử cung

Bác sĩ Huệ cho biết: kỹ thuật khâu vòng cổ tử cung thường được thực hiện theo những bước chính như sau:

Bước 1: chuẩn bị

  • Chuẩn bị đầy đủ dụng cụ y tế chuyên dụng, bác sĩ chuyên khoa sẵn sàng thực hiện. Tư vấn chị em chuẩn bị thực hiện kỹ thuật khâu vòng cổ tử cung.

Bước 2: tiến hành khâu vòng cổ tử cung

  • Bác sĩ thực hiện gây tê nhằm không mang lại cảm giác đau cho thai phụ.
  • Sát trùng vùng kín, dùng thiết bị y tế chuyên dụng kẹp để có thể bộc lộ thấy cổ tử cung.
  • Sử dụng chỉ chuyên dụng bắt đầu khâu eo cổ tử cung và buộc chỉ.
  • Cắt đầu chỉ cách nút buộc khoảng 1cm, kiểm tra vết khâu kỹ lưỡng
  • Sát trùng âm đạo và cổ tử cung.

Bước 3: theo dõi sau thủ thuật

  • Sau khi khâu vòng cổ tử cung bệnh nhân được nghỉ ngơi tại cơ sở y tế 4-6h để theo dõi sức khỏe. Sau đó bác sĩ chỉ định các loại thuốc điều trị chống viêm, chống co tử cung phù hợp và hẹn lịch khám lại. Kết thúc quy trình khâu vòng cổ tử cung.

Một số rủi ro có thể gặp khi khâu vòng cổ tử cung:

– Nhiễm trùng

– Gây vỡ ối, rỉ ối

– Hẹp cổ tử cung vĩnh viễn

– Cổ tử cung bị rách

Tuy nhiên những rủi ro này thường rất nhỏ, chỉ chiếm khoảng 5% các ca phẫu thuật. Do vậy nếu như bác sĩ có chỉ định khâu vòng cổ tử cung, mẹ bầu có thể an tâm thực hiện nhưng chú ý cần tuân thủ nghiêm ngặt theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa trước, trong và sau thủ thuật.

Khi nào thai phụ được cắt chỉ khâu vòng cổ tử cung?

Thông thường, sau khi khâu vòng cổ tử cung, thai phụ sẽ cần theo dõi nghiêm ngặt tình trạng sức khỏe cũng như sự phát triển của thai nhi. Đa phần những trường hợp khâu vòng cổ tử cung đều ổn định, em bé phát triển bình thường và cho tới khi thai được 37-38 tuần thì bác sĩ sẽ cắt chỉ khâu vòng cổ tử cung để thuận tiện cho việc sinh nở.

Cắt chỉ khâu vòng cổ tử cung giúp thai phụ tránh được chuyển dạ sớm hoặc cổ tử cung không mở ra được để sinh đẻ. Những trường hợp này có thể dẫn tới rách hoặc vỡ tử cung rất nguy hiểm tới tính mạng của cả mẹ và bé. Do vậy, đối với những thai phụ đã thực hiện khâu vòng cổ tử cung cần nghiêm ngặt thực hiện theo dõi thai thường xuyên cũng như chú ý đến chỉ định của bác sĩ về thời gian cần cắt chỉ. Mẹ có thể yên tâm rằng cắt chỉ khâu vòng cổ tử cung không gây đau đớn, thực hiện khá nhanh chóng.

Mặc dù vậy, từ việc khâu vòng cổ tử cung đến đoạn cắt chỉ khâu vòng thì mẹ bầu cần phải được thực hiện tại cơ sở y tế uy tín. Đảm bảo về trình độ chuyên môn bác sĩ, thiết bị y tế hiện đại, quy trình thực hiện an toàn để tránh những rủi ro không đáng có.

Trên đây là những thông tin cơ bản về kỹ thuật khâu vòng cổ tử cung được chia sẻ bởi bác sĩ chuyên ngành Sản phụ khoa. Nếu như bạn có thắc mắc có thắc mắc có thể nhấp chuột TẠI ĐÂY hoặc gọi điện thoại tới số máy (024) 38.255.599 –  083.663.3399 để được giải đáp và đặt lịch hẹn khám miễn phí.

Lời kết: mang thai, sinh con là hạnh phúc đối với bất kỳ người phụ nữ nào. Tuy nhiên, trên chặng đường thực hiện thiên chức làm mẹ cao cả, người phụ nữ phải trải qua quãng thời gian 9 tháng 10 ngày hành trình cùng em bé. Do vậy, phụ nữ mang thai cần được chăm sóc đặc biệt, cần được thăm khám thai định kỳ. Đặc biệt đối với những mẹ có tiền sử sảy thai, lưu thai, sinh non thì cần thăm khám sức khỏe và khám thai thường xuyên hơn để bác sĩ biết được tình trạng sức khỏe. Từ đó có những chỉ định phù hợp nhất, bảo vệ cho một thai kỳ hoàn toàn khỏe mạnh.

Chúc mẹ bầu sức khỏe!

Cập nhật lần cuối: 23.04.2021

Nếu còn thắc mắc, bạn có thể liên hệ với bác sĩ chuyên khoa bằng cách:

Chuyên khoa phục hồi chức năng
Bác sĩ : Dương Thị Thắng Chuyên khoa phục hồi chức năng

– Với hơn 25 năm kinh nghiệm trong thăm khám và chữa bệnh cho bệnh nhân, bác sĩ Dương Thị Thắng đã tích lũy nguồn kiến thức sâu rộng, khéo léo kết hợp những kiến thức chuyên môn cùng những phương pháp trị liệu tiên tiến để mang đến kết quả chính xác trong chuẩn đoán và hiệu quả trong điều trị cho bệnh nhân  

Những Thành Tích Đạt Được

– Có 25 năm kinh nghiệm công tác chuyên ngành nội tổng hợp – phục hồi chức năng và siêu âm.

– Nhận được rất nhiều khen thưởng: Huân huy chương chiến công hạng nhất, nhì, ba

– Đạt danh hiệu Chiến sĩ tiên tiến nhiều năm

Xem thêm
Đăng ký khám trực tuyến