Hết kinh nhưng vẫn ra máu có nguy hiểm hay không?

Người viết: Nguyễn Thị Minh Tâm Tham vấn: Nguyễn Thị Luyện Ngày đăng: 12.11.2021 - 1400 lượt xem

Bạn có dấu hiệu hết kinh rồi nhưng vẫn tiếp tục ra máu? Bạn lo lắng không biết hết kinh nhưng vẫn ra máu có nguy hiểm hay không? Làm thế nào để khắc phục tình trạng này hiệu quả và an toàn nhất? Để giải đáp những thắc mắc này, bạn hãy theo dõi những chia sẻ từ bác sĩ Nguyễn Thị Luyện- CKII- Sản phụ khoa hơn 20 năm kinh nghiệm, hiện nay đang công tác tại phòng khám Đa Khoa Y Học Quốc tế.

Chu kỳ kinh nguyệt bắt đầu từ khi bước vào độ tuổi dậy thì và kéo dài đến hết độ tuổi sinh sản. Bình thường, chu kỳ kinh nguyệt ở phụ nữ khỏe mạnh kéo dài từ 28-32 ngày, số ngày hành kinh 3-5 ngày, có thể là 7 ngày, lượng kinh nguyệt mất đi trong một chu kỳ khoảng 20-80ml. Chị em có chu kỳ kinh nguyệt đều đặn chứng tỏ bộ máy sinh sản hoạt động ổn định. Tuy nhiên, nếu như chị em có hiện tượng hết kinh nhưng vẫn ra máu thì cần phải thận trọng với những nguyên nhân bệnh lý.

Mục lục
  • 1. Hết kinh nhưng vẫn ra máu nguyên nhân do đâu?
    • 1.1. Nguyên nhân sinh lý
    • 1.2. Nguyên nhân bệnh lý
  • 2. Hết kinh rồi nhưng vẫn ra máu có nguy hiểm không?
  • 3. Hết kinh nhưng vẫn ra máu phải làm sao?
  • 4. Địa chỉ điều trị tình trạng hết kinh nhưng vẫn ra máu hiệu quả tại Hà Nội

Hết kinh nhưng vẫn ra máu nguyên nhân do đâu?

Nguyên nhân hết kinh nhưng vẫn ra máu
Nguyên nhân hết kinh nhưng vẫn ra máu

Theo bác sĩ Luyện: tình trạng sạch kinh những vẫn tiếp tục ra máu có thể đến từ nguyên nhân sinh lý hoặc bệnh lý, sau đây:

Nguyên nhân sinh lý

Hết kinh 1-2 ngày, ra máu âm đạo

Tình trạng hết kinh 1-2 ngày rồi nhưng sau đó vẫn có máu âm đạo ra màu đỏ tươi hoặc màu nâu, chỉ lau giấy vệ sinh mới có thể phát hiện và không kèm theo dấu hiệu bất thường nào khác. Nguyên do bởi sau hành kinh, do niêm mạc tử cung còn sót lại dẫn tới hiện tượng chảy máu. Đây là dấu hiệu hoàn toàn bình thường mà chị em không cần quá lo lắng.

Bên cạnh đó, sau khi sạch kinh 1-2 ngày, chị em có quan hệ tình dục có thể dẫn tới chảy máu do máu kinh còn sót lại. Lý do bởi những tác động trong hoạt động tình dục có thể đẩy máu kinh còn sót lại ra ngoài. Lúc này, chị em không cần quá lo lắng, chỉ cần vệ sinh sạch sẽ để tránh nhiễm khuẩn.

Hết kinh vẫn ra máu ở tuổi dậy thì

Độ tuổi dậy thì, chị em thường xuyên có dấu hiệu rối loạn kinh nguyệt, hết kinh vẫn ra máu một vài ngày. Đây được cho là dấu hiệu bình thường, vì những năm đầu hành kinh do buồng trứng chưa hoạt động ổn định gây nên. Tình trạng này sẽ chấm dứt sau khoảng 2-3 năm đầu hành kinh mà không đáng ngại.

Chảy máu giữa chu kỳ- đôi khi do rụng trứng

Có khoảng 20% chị em cho biết rằng trong khoảng giữa chu kỳ kinh nguyệt (tức thời gian rụng trứng) có dấu hiệu chảy máu nhẹ, chỉ xuất hiện một vài ngày với số lượng rất ít kèm theo đau bụng dưới nhẹ. Đây là biểu hiện điển hình của tình trạng rụng trứng không đáng lo ngại.

Do thời kỳ tiền mãn kinh

Tình trạng hết kinh nhưng vẫn ra máu thường gặp ở phụ nữ độ tuổi tiền mãn kinh khi hàm lượng nội tiết tố trong cơ thể thay đổi. Nếu tình trạng này kéo dài từ 2 chu kỳ kinh trở lên thì chị em nên sớm đến cơ sở y tế chuyên khoa uy tín để thăm khám bệnh.

Nguyên nhân bệnh lý

Có khoảng 70% các trường hợp gặp phải dấu hiệu hết kinh rồi nhưng vẫn ra máu do những bệnh lý nguy hiểm dưới đây:

+ Viêm âm đạo nặng: là tình trạng niêm mạc da và các tổ chức mô liên kết dưới niêm mạc âm đạo bị tấy đỏ, viêm nhiễm. Những triệu chứng điển hình của bệnh có thể kể đến như: ngứa ngáy, sưng tấy vùng kín, khí hư mùi hôi bất thường xuất hiện; tình trạng ra máu âm đạo bất thường, hết kinh rồi nhưng máu vẫn ra do niêm mạc âm đạo tổn thương, xói mòn.

+ Viêm lộ tuyến cổ tử cung: đặc trưng với tình trạng khí hư ra nhiều mùi hôi màu trắng đục dạng loãng hoặc vàng xanh, đau khi quan hệ tình dục, chảy máu âm đạo bất thường, hết kinh khoảng 1 tuần thấy máu xuất hiện là biểu hiện viêm lộ tuyến cấp độ nặng.

U xơ tử cung: điển hình với triệu chứng ra máu bất thường, hết kinh vẫn ra máu. Bên cạnh đó, những dấu hiệu khác kèm theo như: rối loạn kinh nguyệt, đau thậm chí ra máu bất thường, triệu chứng đau vùng bụng, vùng lưng, vùng xương chậu,…

Hội chứng buồng trứng đa nang: thường ít có biểu hiện ra bên ngoài. Tuy nhiên, nếu chị em thấy xuất hiện dấu hiệu như kinh nguyệt không đều, hết kinh vẫn ra máu, có khi 2-3 tháng mới có kinh 1 lần, 1 tháng chảy máu âm đạo đến 2-3 lần, đau bụng trong chu kỳ kinh,…thì cần sớm đến cơ sở y tế chuyên khoa để thăm khám bệnh sớm.

+ Polyp cổ tử cung: bản chất là khối u lành tính được phát triển từ các mô đệm của cổ tử cung và bị che phủ bởi biểu mô, xuất phát từ ống cổ tử cung, kích thước có thể từ vài mm đến vài cm. Dấu hiệu thường gặp khi mắc bệnh điển hình như: hết kinh khoảng 1-2 tuần tiếp tục ra máu đỏ tươi vùng âm đạo; khí hư ra nhiều mùi hôi khó chịu, rối loạn kinh nguyệt, đau khi quan hệ tình dục,…

Ung thư cổ tử cung: là một trong những bệnh phụ khoa nguy hiểm bậc nhất, có thể dẫn tới nguy hiểm có thể dẫn nguy hiểm tới tính mạng bệnh nhân. Biểu hiện bệnh thường là rối loạn kinh nguyệt, chảy máu âm đạo bất thường, đau khi quan hệ tình dục,…thì chị em cần sớm tới cơ sở y tế chuyên khoa để thăm khám bệnh.

Hết kinh rồi nhưng vẫn ra máu có nguy hiểm không?

Tình trạng hết kinh rồi nhưng vẫn ra máu nếu do những bệnh lý nêu trên không sớm điều trị sẽ ảnh hưởng lớn đến sức khỏe, sức khỏe sinh sản của người bệnh, có thể kể đến như sau:

Thứ nhất, tình trạng hết kinh vẫn ra máu có thể là biểu hiện rong kinh kéo dài, ra máu nhiều dẫn tới mất máu gây nên tình trạng choáng, ngất, cơ thể xanh xao, mệt mỏi, ảnh hưởng tới sức khỏe người bệnh.

Thứ hai, hết kinh vẫn ra máu do viêm nhiễm phụ khoa tại âm đạo, cổ tử cung…nếu không sớm thăm khám và điều trị, viêm nhiễm có thể lan rộng ngược dòng vào bên trong gây viêm nhiễm phần phụ, viêm buồng trứng, tắc ống dẫn trứng…dẫn tới vô sinh- hiếm muộn.

Hết kinh những vấn ra máu có nguy hiểm không?
Hết kinh những vấn ra máu có nguy hiểm không?

Thứ ba, nếu mắc bệnh polyp cổ tử cung  nhỏ sẽ cản trở tinh trùng gặp trứng, còn nếu polyp phát triển lớn hơn có thể gây tắc cổ tử cung, bịt kín cổ tử cung khiến cho cổ tử cung bị biến dạng, hẹp; gây khó khăn cho việc thụ thai do tinh trùng không thể xâm nhập vào để gặp trứng dẫn tới khả năng thụ thai tự nhiên ở phụ nữ.

Thứ tư, các bệnh u xơ, đa nang ảnh hưởng lớn đến sức khỏe sinh sản của phụ nữ. Thậm chí ung thư cổ tử cung còn đe dọa tính mạng.

Đối với phụ nữ mang thai mắc bệnh có thể dẫn tới sảy thai, sinh non,…sinh con qua đường sinh thường bé dễ mắc các bệnh viêm nhiễm đường hô hấp trên, viêm da….ảnh hưởng tới sức khỏe và sự phát triển của trẻ.

Hết kinh nhưng vẫn ra máu phải làm sao?

Nếu như chị em có dấu hiệu hết kinh rồi nhưng vẫn ra máu không biết nguyên nhân, cần chú ý thực hiện những điều dưới đây:

  • Vệ sinh vùng kín sạch sẽ, thường xuyên sử dụng băng vệ sinh hàng ngày.
  • Tránh thụt rửa âm đạo, tránh dùng bất kỳ loại thuốc nào khi bác sĩ chưa thăm khám và chỉ định.
  • Không lạm dụng các loại dung dịch vệ sinh có nồng độ kiềm cao vệ sinh vùng kín nhiều lần gây mất cân bằng âm đạo
  • Khi máu âm đạo xuất hiện, chị em không nên tìm cách cầm máu, không nên quá hoang mang, cần theo dõi những dấu hiệu bất thường khác kèm theo
  • Sớm hỏi ý kiến bác sĩ có chuyên môn hoặc tới thăm khám tại cơ sở y tế chuyên sản phụ khoa để được tư vấn điều trị kịp thời.
  • Giữ lối sống lành mạnh, chế độ ăn uống đầy đủ, kiêng quan hệ tình dục thời kỳ ra máu âm đạo hay đang trong quá trình điều trị bệnh.

Địa chỉ điều trị tình trạng hết kinh nhưng vẫn ra máu hiệu quả tại Hà Nội

Hiện nay tại Hà Nội có nhiều cơ sở y tế chuyên khoa uy tín chuyên thăm khám và điều trị tình trạng hết kinh rồi nhưng vẫn ra máu. Trong đó, cơ sở y tế chuyên khoa Phòng khám 12 Kim Mã được nhiều chị em tin tưởng đánh giá cao.

Đối với phương pháp điều trị bệnh cần dựa vào nguyên nhân, mức độ bệnh và tình trạng sức khỏe của chị em mà bác sĩ chỉ định phương pháp điều trị hiệu quả. Hiện nay phòng khám đang áp dụng điều trị hiệu quả bệnh bằng các phương pháp sau đây:

  • Sử dụng thuốc chuyên khoa tây y: Đối với viêm nhiễm thông thường tại âm đạo và các bệnh u xơ tử cung, polyp cổ tử cung nhẹ…bác sĩ có thể chỉ định dùng thuốc chuyên khoa tây y đặc hiệu đường uống, đặt âm đạo giúp tiêu viêm và loại bỏ tác nhân gây bệnh. Nếu như kết hợp nhiều dạng viêm nhiễm cần điều trị theo kháng sinh đồ.
  • Sử dụng công nghệ ánh sáng sinh học: là ứng dụng của y học hiện đại mang lại hiệu quả cao cho người bệnh, không cần sử dụng kháng sinh toàn thân, không làm mất cân bằng môi trường âm đạo. Ánh sáng sinh học có thể tiêu viêm từng ngóc ngách tế bào, mang lại hiệu quả điều trị cao.
  • Kỹ thuật RFA điều trị viêm lộ tuyến cổ tử cung: sử dụng sóng RFA chiếu vào vùng viêm lộ tuyến cổ tử cung để làm lành các cấu trúc phân tử tế bào gây bệnh. Đây là phương pháp được chỉ định khi vùng lộ tuyến tổn thương có kích thước từ nhỏ đến lớn đều rất hiệu quả.
  • Điều trị ngoại khoa: trong số ít trường hợp u xơ lớn, polyp cổ tử cung lớn không thể điều trị bằng thuốc thì bác sĩ sẽ chỉ định hỗ trợ điều trị ngoại khoa mang lại hiệu quả và an toàn.
  • Kết hợp phương pháp tăng cường miễn dịch: do bác sĩ chuyên khoa y học cổ truyền kê đơn và chỉ định liều lượng. Thuốc có tác dụng thông lâm, bổ huyết, tăng cường sức khỏe, cân bằng nội tiết.
Phòng khám Đa khoa Y học Quốc tế
Phòng khám Đa khoa Y học Quốc tế

Kết hợp những phương pháp hỗ trợ điều trị nêu trên mang lại hiệu quả và an toàn cao, rút ngắn thời gian hỗ trợ điều trị, tiết kiệm chi phí và ngăn chặn bệnh tái phát hiệu quả chứng minh trên lâm sàng.

Phòng khám Đa Khoa Y Học Quốc Tế- trực thuộc quản lý của Sở Y tế chuyên khoa sức khỏe sinh sản, thăm khám và hỗ trợ điều trị bệnh phụ khoa, rối loạn kinh nguyệt, kinh nguyệt bất thường…hiệu quả do thạc sĩ, bác sĩ chuyên khoa đầu ngành trực tiếp khám chữa bệnh.

Với thế mạnh về cơ sở vật chất khang trang, thiết bị y tế hiện đại; thủ tục khám chữa bệnh nhanh chóng, chi phí niêm yết công khai phù hợp với quy định của Bộ Y tế.

Mọi thông tin thắc mắc về chủ đề hết kinh nhưng vẫn ra máu có nguy hiểm không hay phương pháp điều trị bệnh, bạn có thể nhấp chuột TẠI ĐÂY hoặc gọi: (024) 38.255.599 –  083.66.33.399 để được tư vấn và đặt lịch hẹn khám miễn phí.

Cập nhật lần cuối: 12.11.2021

Nếu còn thắc mắc, bạn có thể liên hệ với bác sĩ chuyên khoa bằng cách:

Chuyên khoa I Y Học Cổ Truyền
Bác sĩ : Nguyễn Thị Minh Tâm Chuyên khoa I Y Học Cổ Truyền

– Bác sĩ Nguyễn Thị Minh Tâm có kinh nghiệm phong phú trong việc áp dụng những thành tựu của Y học cổ truyền kết hợp với Y học hiện đại trong điều trị các bệnh phụ khoa, nam khoa, các bệnh lây truyền qua đường tình dục. Phương pháp chữa bệnh độc đáo, giúp người bệnh lấy lại sức khỏe, có cuộc sống hạnh phúc.  

Những Thành Tích Đạt Được

– Trải qua thời gian học tập và nghiên cứu cũng như kinh nghiệm thực tiễn trong thăm khám và điều trị cho bệnh nhân, bác sĩ Nguyễn Thị Minh Tâm luôn không ngừng phấn đấu để đóng góp cho sự thành công của y học nói chung cũng như y học cổ truyền nói riêng mang lại hiệu quả cao. Bác sĩ nhận được rất nhiều bằng khen, giấy khen từ cấp cơ sở đến cấp Bộ…

– Có nhiều kỷ niệm chương vì sức khỏe nhân dân.

Xem thêm
Đăng ký khám trực tuyến