Ăn bánh tráng có mập không? Có thai ăn bánh tráng trộn được không?

Người viết: Dương Thị Thắng Tham vấn: Ngày đăng: 27.07.2019 - 1701 lượt xem

Bánh tráng là một món ăn vặt phổ biến ở các quán vỉa hè hay quán ăn vặt, bánh tráng được làm từ các nguyên liệu như sa tế, muối ớt, bò khô, tép khô…và mỗi vùng miền sẽ có cách chế biến khác nhau đem lại hương vị đặc trưng được giới trẻ yêu thích. Vậy để biết được “ăn bánh tráng có mập không? Có thai ăn bánh tráng trộn được không? Cách làm bánh tráng nướng đơn giản” bạn hãy tham khảo bài viết sau đây để hiểu rõ thêm về vấn đề này nhé.

ăn bánh tráng có mập không
Ăn bánh tráng có mập không?
Mục lục
  • 1. Ăn bánh tráng có mập không?
  • 2. Vậy có thai ăn bánh tráng trộn được không?
  • 3. Cách làm bánh tráng nướng đơn giản

Ăn bánh tráng có mập không?

Như các bạn cũng đã biết có rất nhiều loại bánh tráng như: bánh tráng trộn, bánh tráng nướng… Và các chuyên gia cho biết trong 100g bánh tráng có chứa nhiều đạm, bột đường, chất béo…các thành phần này lên đến 333,4 calo. Nên khi ăn sẽ bổ sung nguồn năng lượng lớn cho cơ thể, lúc này cơ thể sẽ không chuyển hóa hết nên sẽ tích tụ lại cơ thể và hình thành nên các tế bào mỡ. Do vậy, nếu bạn đang giảm cân thì thỉnh thoảng bạn chỉ nên ăn một ít vì sẽ gây tăng cân ảnh hưởng đến vóc dáng của bạn.

Ngoài ra, các dưỡng chất trong bánh tráng không cân bằng, chủ yếu là chất bột và đường chiếm 94,6 %, do vậy khi ăn bạn phải ăn kết hợp với các thực phẩm khác như: thịt, cá, rau, trứng…

Xem thêm bài viết:

Vậy có thai ăn bánh tráng trộn được không?

Trong thời kỳ mang thai, chế độ ăn uống của mẹ bầu rất quan trọng vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến mẹ bầu, đặc biệt là sự phát triển của thai nhi. Hiện nay, nhiều mẹ bầu đang thắc mắc có thai ăn bánh tráng trộn được không? Theo các chuyên gia dinh dưỡng: Trong thời kỳ mang thai mẹ bầu không nên ăn bánh tráng trộn vì rất dễ bị nhiễm khuẩn”.

Các nguyên liệu chế biến nên bánh tráng trộn là: rau sống, xoài nạo, bò khô, bánh tráng… Đây là những nguyên liệu tươi sống, do đó vi khuẩn bên ngoài rất dễ xâm nhập vào. Ngoài ra, các nguyên liệu làm nên bánh tráng trộn cũng không rõ nguồn gốc và thường bán chủ yếu ở các quán vỉa hè nên sẽ không đảm bảo được an toàn thực phẩm. Nên khi mẹ bầu ăn vào sẽ dễ bị nhiễm khuẩn, giun sán hoặc ký sinh trùng. Đặc biệt, bánh tráng trộn phải ăn lúc mới chế biến xong thì mới đảm bảo được đồ tươi ngon, nhưng khi ăn ở ngoài thì không biết người bán hàng chế biến từ lúc nào.

Khi ăn bánh tráng trộn sẽ gây nhiều nguy hại không tốt đến sức khỏe của mẹ bầu. Vì vậy mẹ bầu cần phải cân nhắc thật kỹ có nên ăn bánh tráng trộn bên ngoài không để tránh gặp phải những ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của mẹ bầu và thai nhi.

ăn bánh tráng có mập không

Cách làm bánh tráng nướng đơn giản

Nếu bạn là người thích ăn bánh tránh nướng thì bạn có thể tự làm tại nhà vừa rất đơn giản lại vừa đảm bảo an toàn thực phẩm. Sau đây là cách làm bánh tráng nướng đơn giản mà bạn có thể tham khảo:

Chuẩn bị nguyên liệu: 4 bánh tráng mỏng, 1 chén thịt chà bông hay tép rang hoặc xúc xích…, sốt cà chua hay mắm tôm, hành lá thái nhỏ, trứng.

Cách làm:

  • Bước 1: Bắc 1 chảo đáy bằng lên bếp vặn vừa lửa đến khi chảo bắt đầu nóng thì cho bánh tráng lên nướng sơ qua.
  • Bước 2:  Khi bánh tráng hơi giòn thì dùng cọ quét 1 chút mắm tôm, rắc ít hành lá thái nhỏ rồi đập hai quả trứng cút cho vào. Dùng cọ quét nhẹ nhàng để dàn trứng ra xung quanh bánh.
  • Bước 3:  Cuối cùng cho chà bông hay tép rang hoặc xúc xích lên, rưới ít sốt cà chua, tiếp tục nướng bánh tráng cho giòn rồi khi gấp đôi bánh lại, cho ra đĩa.

Như vậy là bạn đã hoàn thành món bánh tráng nướng đơn giản rồi.

Trên đây là những chia sẻ của chuyên gia cung cấp cho bạn những thông tin bổ ích giúp bạn hiểu rõ hơn về “ăn bánh tráng có mập không? Có thai ăn bánh tráng trộn được không? Cách làm bánh tráng nướng đơn giản” và biết cách làm món bánh tráng nướng rất đơn giản tại nhà. Nếu bạn đọc còn thắc mắc vể vấn đề về sức khỏe vui lòng liên hệ qua đường dây nóng: 0836 633 399 – 02438 255 599 để được chuyên gia tư vấn và hỗ trợ.

Tham khảo: Bánh tráng: https://vi.wikipedia.org/wiki/B%C3%A1nh_tr%C3%A1ng. Truy cập ngày 7/1/2020.

Hashtag: #dakhoayhocquocte #angitotchosuckhoe

Cập nhật lần cuối: 04.09.2020

Nếu còn thắc mắc, bạn có thể liên hệ với bác sĩ chuyên khoa bằng cách:

Chuyên khoa phục hồi chức năng
Bác sĩ : Dương Thị Thắng Chuyên khoa phục hồi chức năng

– Với hơn 25 năm kinh nghiệm trong thăm khám và chữa bệnh cho bệnh nhân, bác sĩ Dương Thị Thắng đã tích lũy nguồn kiến thức sâu rộng, khéo léo kết hợp những kiến thức chuyên môn cùng những phương pháp trị liệu tiên tiến để mang đến kết quả chính xác trong chuẩn đoán và hiệu quả trong điều trị cho bệnh nhân  

Những Thành Tích Đạt Được

– Có 25 năm kinh nghiệm công tác chuyên ngành nội tổng hợp – phục hồi chức năng và siêu âm.

– Nhận được rất nhiều khen thưởng: Huân huy chương chiến công hạng nhất, nhì, ba

– Đạt danh hiệu Chiến sĩ tiên tiến nhiều năm

Xem thêm
Đăng ký khám trực tuyến