[Giải đáp thắc mắc] Ăn sắn có béo không, có tốt không?

Người viết: Dương Thị Thắng Tham vấn: Ngày đăng: 01.08.2019 - 918 lượt xem

Sắn là loại củ chứa nguồn tinh bột dồi dào và lượng calo lớn, vì vậy nến nhiều chị em sợ ăn sắn sẽ gây béo. Vậy để biết được ăn sắn có béo không? ăn sắn có tốt không và những lưu ý khi ăn sắn là gì thì chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu qua bài viết sau nhé.

Ăn sắn có béo không
Ăn sắn có béo không?
Mục lục
  • 1. Vậy ăn sắn có béo không?
  • 2.  Ăn sắn cho tốt không? sắn có tác dụng gì?
  • 3. Những lưu ý khi ăn sắn

Vậy ăn sắn có béo không?

Theo các chuyên gia dinh dưỡng thì trong 100g sắn luộc có chứa 112 calo, trong đó chủ yếu là carbohydrat và chỉ có một lượng nhỏ chất xơ, vitamin và khoáng chất

Do sắn có chứa nhiều tinh bột và nhiều calo nên nhiều chị em cho rằng ăn sắn có thể gây béo. Tuy nhiên thì các chuyên gia dinh dưỡng cho rằng các dưỡng chất được bổ sung từ sắn không hề gây béo cho cơ thể. Vì ăn sắn sẽ cung cấp một nguồn chất xơ dồi dào cho cơ thể giúp bạn có cảm giác no lâu, còn lượng carbohydrates dồi dào trong sắn giúp cân bằng năng lượng và tiêu thụ mỡ thừa trong cơ thể. Ngoài ra, việc ăn sắn còn giúp giảm cholesterol xấu trong cơ thể và ngăn chặn hấp thu chất béo vào cơ thể giúp kiểm soát cân nặng rất tốt. Do vậy khi ăn sắn không những không gây tăng cân mà còn giúp chị em giảm cân hiệu quả.

– Bài viết liên quan:

 Ăn sắn cho tốt không? sắn có tác dụng gì?

Nếu bạn biết chế biến sắn đúng cách và ăn với lượng vừa phải sẽ mang lại cho cơ thể những lợi ích như sau:

  • Sắn có nhiều tinh bột nên khi bạn ăn sắn sẽ cũng cấp nguồn chất xơ dồi dào giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn và ngăn ngừa tình trạng khó tiêu, táo bón.
  • Giảm cân hiệu quả: sắn có nhiều tinh bột nên khi bổ sung vào cơ thể sẽ giúp bạn no lâu và giảm cảm giác thèm ăn nên là sự lựa chọn để giảm cân lý tưởng cho chị em.
  • Sắn có giá trị dinh dưỡng như khoai tây, khoai môn…khi ăn sắn giúp bổ sung một lượng nguồn năng lượng dồi dào cho cơ thể, bên cạnh đó còn bổ sung chất xơ và kali.
  • Do có chứa nhiều tinh bột nên sắn được sử dụng để chế biến thành bột để làm bánh, lam mạch nha. Ngoài ra, sắn còn được sử dụng trong các công nghiệp để sản xuất bánh, kẹo, giấy…

– Xem thêm bài viết về ăn hạnh nhân có tác dụng gì: https://dakhoayhocquocte.com/an-hanh-nhan-co-tac-dung-gi/

Những lưu ý khi ăn sắn

Ăn sắn có tác dụng gì?

Sắn là thực phẩm an toàn nếu được chế biến đúng cách và ăn với lượng vừa phải, tuy nhiên bạn cần phải lưu ý những vấn đề sau để tránh gây hại cho cơ thể:

  • Không nên ăn sắn thường xuyên với số lượng nhiều trong một thời gian dài vì có thể gây ngộ độc. Nếu như bị nhiễm chất độc này bạn sẽ có biểu hiện chóng mặt, mệt mỏi, buồn nôn, thậm chí co giật và bất tỉnh…
  • Trước khi chế biến sắn bạn hãy ngâm sắn trong nước 48 – 60 giờ để giảm được lượng chất độc hại có trong sắn.
  • Bạn phải nấu sắn thật kỹ trước khi ăn, có thể thay nước 2 – 3 lần để giảm bớt độc tố, khi nấu mở nắp đậy để cho các chất độc bay hơi ra ngoài. Ngoài ra, bạn không được ăn sống vì trong sắn sống có chứa nhiều chất hóa học độc hại gây độc cho cơ thể.
  • Bạn có thể ăn sắn chấm với đường hoặc mật để giảm nguy cơ ngộ độc, nếu như bạn ăn sắn mà cảm thấy có vị đắng thì không nên ăn nữa.
  • Khi ăn sắn với kết hợp với một số protein có thể loại bỏ được chất độc cyanua, tránh gây độc cho cơ thể.
  • Khi ăn sắn bạn nên bổ sung nhiều loại thực phẩm khác vào chế độ ăn uống của bạn để tránh những bất lợi xảy ra do sắn.
  • Không ăn sắn vào buổi tối, vì khi ăn buổi tối nếu như bị ngộ độc sẽ không được phát hiện và cấp cứu kịp thời.
  • Bà bầu và trẻ em không nên ăn sắn để tránh tình trạng rối loạn tiêu hóa và chất tụ chất độc.

Vì vậy, mọi người cần lưu ý ăn sắn mới số lượng vừa phải và chế biến đúng cách để không tránh những tác hại cho cơ thể

Những chia sẻ vừa rồi của chúng tôi hy vọng sẽ cung cấp nhiều thông tin bổ ích cho bạn đọc. Mọi thắc mắc của bạn đọc hãy chọn mục chat trực tuyến ở góc phải màn hình để được giải đáp và hỗ trợ.

Tham khảo: Cassava: Benefits and Dangers: https://www.healthline.com/nutrition/cassava. Truy cập ngày: 7/1/2020.

Hashtag: #dakhoayhocquocte #angitotchosuckhoe #ansancobeokhong

Cập nhật lần cuối: 07.01.2020

Nếu còn thắc mắc, bạn có thể liên hệ với bác sĩ chuyên khoa bằng cách:

Chuyên khoa phục hồi chức năng
Bác sĩ : Dương Thị Thắng Chuyên khoa phục hồi chức năng

– Với hơn 25 năm kinh nghiệm trong thăm khám và chữa bệnh cho bệnh nhân, bác sĩ Dương Thị Thắng đã tích lũy nguồn kiến thức sâu rộng, khéo léo kết hợp những kiến thức chuyên môn cùng những phương pháp trị liệu tiên tiến để mang đến kết quả chính xác trong chuẩn đoán và hiệu quả trong điều trị cho bệnh nhân  

Những Thành Tích Đạt Được

– Có 25 năm kinh nghiệm công tác chuyên ngành nội tổng hợp – phục hồi chức năng và siêu âm.

– Nhận được rất nhiều khen thưởng: Huân huy chương chiến công hạng nhất, nhì, ba

– Đạt danh hiệu Chiến sĩ tiên tiến nhiều năm

Xem thêm
Đăng ký khám trực tuyến