Bà bầu có nên ăn măng không?

Người viết: Dương Thị Thắng Tham vấn: Ngày đăng: 28.09.2019 - 735 lượt xem

Măng được biết đến là một món ăn ưa thích của nhiều người Việt với các món như xào luộc hoặc để nấu xanh đều rất ngon miệng. Giá trị dinh dưỡng mà măng mang lại cũng là tương đối cao nhưng cũng có nhiều người cho rằng măng chứa nhiều độc tố và các bà bầu không nên ăn  măng, có thể ảnh hưởng tới sức khỏe của mẹ và bé. Vậy thực hư việc này thế nào ? Bà bầu có nên ăn măng không ?

– Xem thêm: 

Bà bầu có nên ăn măng không

Mục lục
  • 1. Lợi ích của măng
  • 2. Bà bầu có nên ăn măng không ?

Lợi ích của măng

Măng là các cây non mọc lên khỏi mặt đất của các loài tre. Măng được sử dụng làm thực phẩm ở nhiều nước thuộc Châu Á và được bán dưới hình thức như măng khô, măng tươi và măng đóng hộp. Ở Việt Nam măng được sử dụng rất phổ biến trong những bữa ăn hàng ngày và trong những ngày lễ truyền thống như Tết.

Theo một nghiên cứu của các chuyên gia Viện dinh dưỡng quốc gia, trong măng có chứa các thành dinh dưỡng rất cao như sau:

  • 91% là nước, protein, các vitamin và khoáng chất như kali, canxi, phospho. Điều đặc biệt, lượng kali có trong măng là khá cao, cứ 100g măng chứa khoảng 530mg kali.
  • Chất xơ có trong măng cũng có phần cao hơn các loại rau xanh khác, chiếm 2.56%. Hàm lượng chất xơ cao có trong măng có thể làm giảm nguy cơ ung thư và đặc biệt là ung thư liên quan đến các bộ phận tiêu hóa.
  • Phytosterol là một loại chất chống oxy hóa, có tác dụng giảm viêm nhiễm, cải thiện sức khỏe của các tế bào trong cơ thể.
  • Ít hàm lượng đường và chất béo, giảm các nguy cơ về bệnh tiểu đường và lo lắng về việc lên cân.

Đó là tất cả những lợi ích và thành phần dinh dưỡng mà măng cung cấp cho cơ thể con người, nhưng còn đối với các bầu thì sao ? Liệu họ có ăn được măng trong thời gian này không ?

Bà bầu có nên ăn măng không ?

Bà bầu có nên ăn măng không
Bà bầu có nên ăn măng không?

Măng mang lại rất nhiều những chất dinh dưỡng cũng như khoáng chất thiết yếu cho cơ thể, nhưng mặt khác nó cũng chứa những độc tố gây hại đặc biệt là chất Glucozit. Chất này khi vào dạ dày sẽ bị phân hủy dưới tác động của men tiêu hóa sinh ra acid xyandydric dễ gây ngộ độc cho người ăn. Triệu chứng ngộ độc thường gặp khi ăn măng mẹ bầu có thể nhận biết như đau đầu, nôn, ói, khó thở, tụt huyết áp, nặng thì có thể gây tử vong.

Dù hàm lượng chất xơ cao trong măng là rất tốt nhưng đối với các bà mẹ đang mang thai thì nó lại là một nguyên nhân gây đầy bụng, khó tiêu. Phụ nữ ở thời kỳ mang thai 3 tháng đầu, ăn măng có thể khiến tình trạng ợ hơi, đầy bụng trở nên nghiêm trọng hơn, đặc biệt là ở các mẹ bị ốm nghén.

Sắt là chất phải bổ sung thường xuyên ở các bà mẹ đang mang thai để kích thích sản sinh hồng cầu và hỗ trợ quá trình phát triển của thai nhai nhưng khi ăn măng, các mẹ bầu sẽ có nguy cơ bị thiếu sắt bởi trong măng có chất hạn chế sự hình thành của máu. Đây cũng là một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng thiếu máu ở các bà bầu.

Độc tố cyanide có trong măng tươi có tác dụng xấu đối với chuỗi hô hấp, làm vô hiệu hóa enzym sắt. Điều này khiến cho người ăn măng bị thiếu oxy, gây ra thiếu máu , nó cực kì nguy hiểm đối với các bà bầu.

Tất cả các điều vừa nói trên cho thấy, măng là một loại thực phẩm mà khi đang trong quá trình mang thai, các chị em nên tránh. Nhưng nếu quá thèm thì các mẹ cũng có thể ăn nhưng với một lượng vừa phải, theo các bác sỹ thì các mẹ chỉ nên ăn khoảng 200 – 300gr mỗi bữa và mỗi tháng chỉ nên ăn 2 bữa mà thôi.

Nên ngâm với muối loãng và luộc kỹ trước khi ăn để có thể loại bỏ được bớt cyannide có trong măng. Trong quá trình luộc chín măng, nên thường xuyên phải mở nắp để chất độc có thể bay hơi. Một điều cực kì lưu ý là không nên sử dụng lại nước luộc măng, đa số các chất độc vẫn còn đọng lại trong nước khi luộc.

Tóm lại, măng mặc dù là mang lại rất nhiều những dinh dưỡng và khoáng chất có lợi nhưng đối với các mẹ bầu thì nói chung nên hạn chế một cách tốt đa ăn măng để đảm bảo an toàn sức khỏe. Đặc biệt là loại măng tươi chứa rất nhiều các độc tố gây hại cho cả mẹ và thai nhi. Hy vọng bài viết này mang lại những thông tin hữu ích về việc “Bà bầu có nên ăn măng” cho các chị em. Cảm ơn và chúc các mẹ bầu luôn khỏe mạnh.

Tham khảo: Can I eat bamboo shoots when pregnant ?: https://eat-pregnant.com/can-i-eat-bamboo-shoots-when-pregnant/. Truy cập ngày 6/1/2020.

Cập nhật lần cuối: 06.01.2020

Nếu còn thắc mắc, bạn có thể liên hệ với bác sĩ chuyên khoa bằng cách:

Chuyên khoa phục hồi chức năng
Bác sĩ : Dương Thị Thắng Chuyên khoa phục hồi chức năng

– Với hơn 25 năm kinh nghiệm trong thăm khám và chữa bệnh cho bệnh nhân, bác sĩ Dương Thị Thắng đã tích lũy nguồn kiến thức sâu rộng, khéo léo kết hợp những kiến thức chuyên môn cùng những phương pháp trị liệu tiên tiến để mang đến kết quả chính xác trong chuẩn đoán và hiệu quả trong điều trị cho bệnh nhân  

Những Thành Tích Đạt Được

– Có 25 năm kinh nghiệm công tác chuyên ngành nội tổng hợp – phục hồi chức năng và siêu âm.

– Nhận được rất nhiều khen thưởng: Huân huy chương chiến công hạng nhất, nhì, ba

– Đạt danh hiệu Chiến sĩ tiên tiến nhiều năm

Xem thêm
Đăng ký khám trực tuyến