Bệnh suy buồng trứng nên ăn gì?

Người viết: Dương Thị Thắng Tham vấn: Nguyễn Thị Luyện Ngày đăng: 19.07.2021 - 502 lượt xem

Hạnh phúc nhất của con người có lẽ là được chào đón những thiên thần bé nhỏ ra đời. Tuy nhiên, một số chị em lại chẳng may mắn có được điều đó dễ dàng hay một số chị em chỉ vì bệnh suy buồng trứng mà khó đậu thai. Thấu hiểu được điều đó, bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho các bạn những thông tin về bệnh suy buồng trứng cũng như bệnh suy buồng trứng nên ăn gì để cải thiện tình trạng.

Mục lục
  • 1. Suy buồng trứng là bệnh gì?
  • 2. Phụ nữ bị suy buồng trứng nên ăn gì?
  • 3. Bị suy buồng trứng không nên ăn gì?

Suy buồng trứng là bệnh gì?

Chẳng cần nói nhiều, chúng ta ai cũng biết buồng trứng là một cơ quan chuyên trách giúp thụ tinh và sinh sản đối với nữ giới. Đồng thời, buồng trứng còn chịu trách nhiệm trong việc sản xuất các hormone sinh sản của nữ là estrogen và progesterone.

Bệnh suy buồng trứng có chữa khỏi được không?
Những thông tin bênh suy buồng trứng

Suy buồng trứng là được hiểu là tình trạng buồng trứng mất đi những chức năng vốn có của nó trước tuổi 40. Theo đó, buồng trứng sẽ bị suy yếu, không sản xuất đủ lượng hormone estrogen hoặc không rụng trứng thường xuyên, hormone kích thích ham muốn không được sản sinh, nội tiết tố bị rối loạn gây mất cần bằng cơ thể, nguy hại hơn là có thể gây vô sinh.

Theo các chuyên gia Sản phụ khoa đang làm việc ở phòng khám Đa khoa Y học Quốc tế cho biết có hai nhóm nguyên nhân chính dẫn đến bệnh suy buồng trứng đó là nguyên nhân tự phát và nguyên nhân chủ quan. Cụ thể:

Nguyên nhân tự phát:

  • Rối loạn kinh nguyệt: những chị em bị rối loạn kinh nguyệt, lượng hormone estrogen trong cơ thể bị thay đổi, dễ dẫn đến tình trạng rối loạn chuyển hóa chất béo làm buồng trứng bị suy chức năng sớm. Nếu tình trạng này để lâu không chữa còn có thể dẫn đến tình trạng đột ngột tắt kinh, mất kinh và lâu dần dẫn đến vô sinh.
  • Tắt kinh: đột ngột kinh nguyệt bị tắt cũng là một trong những nguyên nhân gây suy buồng trứng. Bên cạnh đó, còn đi kèm với những biểu hiện khác như kinh nguyệt ít dần, thừa dần, âm đạo bị khô, bốc hỏa, bực bội cáu gắt…
  • Nhân tố miễn dịch: đối với những chị em mắc các bệnh về tuyến giáp thường có tỷ lệ mắc bệnh suy buồng trứng cao hơn so với những chị em bình thường.

Nguyên nhân chủ quan:

  • Nạo phá thai: việc nạo phá thai không chỉ gây tổn thương cho tử cung mà nó còn rất dễ gây ảnh hưởng đến chức năng của buồng trứng, làm buồng trứng bị tổn thương không thể sản sinh ra trứng một cách bình thường. Đặc biệt, với những chị em nạo phá thai tại những cơ sở y tế không đảm bảo uy tín, chất lượng còn rất dễ để lại những biến chứng như viêm nhiễm buồng trứng hoặc tắc ống dẫn trứng, thậm chí một số bạn nữ còn phải cắt bỏ một bên buồng trứng để chữa trị, gây nguy hại và lão hóa cho buồng trứng.
  • Nhiễm trùng đường sinh sản: việc chị em không vệ sinh đúng cách, quan hệ tình dục không an toàn, mắc một số bệnh lây truyền qua đường tình dục, nhiễm virus herpes…. đều là nguyên nhân dẫn đến nhiễm trùng đường sinh sản. Nếu để tình trạng nhiễm này kéo dài sẽ làm giảm khả năng hoạt động của buồng trứng, gây suy buồng trứng sớm ở nữ giới chưa đến độ tuổi mãn kinh.
  • Do thói quen sinh hoạt:
  • Giảm cân đột ngột: việc đột ngột giảm cân, đặc biệt là giảm cân quá mức sẽ khiến lượng chất béo trong cơ thể bị giảm nhanh làm ảnh hưởng đến lượng estrogen trong cơ thể khiến kinh nguyệt bị rối loạn, thậm chí có thể bị tắt kinh, suy buồng trứng sớm.
  • Thói quen có hại: sử dụng các chất kích thích như uống rượu, bia, hút thuốc… vừa gây tổn hại cho sức khỏe vừa ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe sinh sản của nữ giới bởi chúng có thể làm suy giảm lượng hormone sinh dục.
  • Áp lực tinh thần quá lớn: chị em nếu bị căng thẳng quá mức, stress do công việc hoặc cuộc sống, lâu dần có thể làm rối loạn chức năng thần kinh thực vật. Điều này làm ảnh hưởng trực tiếp đến sự điều tiết nội tiết tố trong cơ thể, làm suy giảm chức năng buồng trứng, giảm lượng hormone estrogen sản xuất ra, từ đó gây nên bệnh suy buồng trứng.
  • Do ảnh hưởng của bệnh lý và điều trị bệnh lý khác:
  • Kích trứng: về bản chất kích trứng là một trong những biện pháp giúp tăng khả năng có thai nhờ vào việc tạo nhiều nang noãn, làm cho nang noãn chín và vỡ ra để trứng phóng ra ngoài đi vào vòi trứng gặp tinh trùng để thụ tinh. Tuy nhiên, trong trường hợp kích thích quá đà sẽ gây ra sự ứ dịch trong bụng làm ảnh hưởng đến các cơ quan trong bụng, tệ hơn là điều này còn có thể gây ra xoắn (buồng trứng to quá phát) hoặc chảy máu buồng trứng,…
  • Suy buồng trứng do điều trị bệnh: chị em phải cắt buồng trứng có thể khiến cho chức năng của buồng trứng suy giảm.
  • Nhiễm virus: virus herpes simplex, virus gây bệnh quai bị có thể gây viêm buồng trứng hoặc buồng trứng tự miễn làm tổn hại và suy buồng trứng.

Chị em bị suy buồng trứng sẽ thấy xuất hiện một số dấu hiệu như:

  • Kinh nguyệt không đều hoặc bị mất (vô kinh) xuất hiện trong vài năm hoặc sau khi mang thai, ngừng uống thuốc tránh thai
  • Nóng bên trong
  • Đổ mồ hôi đêm
  • Khô âm đạo, nhất là khi quan hệ tình dục
  • Da dẻ nhăn nheo
  • Khó chịu hoặc khó tập trung
  • Giảm ham muốn tình dục

Bệnh suy buồng trứng là một căn bệnh gây nên nhiều ảnh hưởng trong cuộc sống của người bệnh, nhất là đời sống hôn nhân. Cụ thể:

  • Bệnh khiến chị em mất tự tin vào bản thân
  • Ảnh hưởng đến chuyện “yêu” do bệnh nhân bị suy giảm, không có ham muốn tình dục và khó có thể đạt được khoái cảm trong khi giao hợp
  • Chức năng sinh sản ở nữ giới bị suy giảm đáng kể do trứng không thể sản sinh và phóng noãn để thụ tinh lâu dần dẫn đến vô sinh.

Phụ nữ bị suy buồng trứng nên ăn gì?

Bệnh suy buồng trứng nên ăn gì?
Bệnh suy buồng trứng nên ăn gì?

Đối với cuộc sống con người, thực phẩm không chỉ đóng vai trò giúp duy trì năng lượng để con người hoạt động mà nó còn là nhân tố góp phần vào việc điều trị một số bệnh lý ở con người. Đối với bệnh suy buồng trứng, chị em cần bổ sung các nhóm thực phẩm sau:

  • Thực phẩm giàu canxi, vitamin D, Fe:
  • Canxi giúp kích thích buồng trứng phát triển và tái tạo estrogen. Bạn có thể tìm thấy loại chất này qua những loại thực phẩm như: cá chạch, sữa tươi, rau cải chíp, hạt vừng đen, yến mạch, hạnh nhân…
  • Sắt khi đi vào máu giúp tái tạo máu, chị em có thể bổ sung sắt qua các loại thực phẩm như rau dền, ức gà, củ cải đỏ, hạt dẻ, lựu, táo,…
  • Nhóm thực phẩm chứa nhiều kẽm, magie, omega-3: bạn có thể tìm thấy nhóm chất dinh dưỡng này thông qua các loại thực phẩm như hạt hướng dương, hạt bí ngô, hạt vừng, các loại ngũ cốc, ngao, sò, cá hồi, hàu, thịt bò, hạnh lanh, hạt chia, quả óc chó, rau chân vịt, nấm….
  • Sữa ong chúa: sữa ong chúa chứa nhiều acid amin, chất béo, đường, protein, sắt, calci, vitamin D và E giúp cân bằng nội tiết tố nữ, tăng nồng độ estrogen.
  • Đậu nành: đậu nành là một loại thực phẩm có nguồn estrogen dồi dào giúp chị em cải thiện tình trạng khô âm đạo, bốc hỏa đổ mồ hôi về đêm, suy giảm ham muốn. Bên cạnh đó, nó còn giúp cơ thể sản sinh ra estrogen nội sinh, điều hòa nội tiết tố và làm tăng khả năng mang thai.
  • Rau xanh và hoa quả tươi: nhóm thực phẩm này giàu chất xơ, vitamin và khoáng chất giúp tăng cường sức đề kháng và khả năng miễn dịch cho cơ thể, ngăn ngừa sự lão hóa, thúc đẩy quá trình trao đổi chất, tốt cho đường ruột và hệ tiêu hóa. Nhất là khi bị suy buồng trứng chị em lại càng nên ăn nhóm thực phẩm này hơn để giúp tái tạo lượng estrogen cho cơ thể.
  • Thực phẩm giàu crom: crom là một chất được dùng để chống lại sự đề kháng insulin và hạn chế lượng đường trong máu nhờ đó giúp cân bằng lượng hormone trong cơ thể và giúp trứng rụng đúng chu kỳ. Chị em có thể bổ sung crom bằng cách sử dụng các loại thực phẩm như khoai lang, ngô, hải sản, táo, cam, chuối, cà chua, rau bina, bông cải xanh, hành tây, nấm…
  • Hạt maca: hạt maca là một loại hạt rất tốt cho hệ thống nội tiết, tuyến yên, tuyến thượng thận và tuyến giáp, giúp cân bằng hormone. Đặc biệt, hạt maca còn giúp hỗ trợ kiểm soát nồng độ estrogen trong cơ thể, giảm những tác hại do stress, căng thẳng gây ra, làm tăng ham muốn tình dục, kích thích nang trứng phát triển.

Bị suy buồng trứng không nên ăn gì?

Để hỗ trợ điều trị bệnh suy buồng trứng hiệu quả hơn, chị em cần lưu ý tránh những thực phẩm như:

  • Thực phẩm chứa nhiều chất béo bão hòa: các loại đồ ăn như món chiên rán, thức ăn nhanh có thể gây thừa cân béo phì và tình trạng tăng cân đột ngột cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng buồng trứng bị suy giảm chức năng.
  • Thực phẩm chứa chất kích thích, cồn, caffein: các loại bia, rượu, cà phê, soda, thuốc lá, nước ngọt, thuốc lá… đều là những loại thực phẩm có hại với sức khỏe con người, nhất là những chị em bị suy buồng trứng lại càng phải hạn chế và tránh xa chúng.

Hiện nay, phòng khám Đa khoa Y học Quốc tế, 12 Kim Mã – Ba Đình – Hà Nội là một trong những đã và đang khám chữa bệnh suy buồng trứng vô cùng hiệu quả. Đặc biệt phòng khám còn quy tụ nhiều bác sĩ giỏi, máy móc hiện đại, dịch vụ tốt nhất… Vì thế chị em có thể tin tưởng lựa chọn đến đây để khám và điều trị bệnh.

Trên đây là những thông tin chia sẻ về bệnh suy buồng trứng nên ăn gì. Nếu như còn bất cứ thắc mắc nào, bạn hãy nhấp chuột chọn [Tư vấn trực tuyến] hoặc gọi đến số 0836.633.399 để được các bác sĩ tư vấn, giải đáp thắc mắc và đặt lịch hẹn khám miễn phí. Hoặc đến khám và điều trị tại địa chỉ số 12 – 14 Kim Mã, Ba Đình, Hà Nội. Phòng khám Đa khoa Y học Quốc tế sẵn sàng phục vụ bạn bất cứ lúc nào khi bạn cần.

Cập nhật lần cuối: 15.10.2021

Nếu còn thắc mắc, bạn có thể liên hệ với bác sĩ chuyên khoa bằng cách:

Chuyên khoa phục hồi chức năng
Bác sĩ : Dương Thị Thắng Chuyên khoa phục hồi chức năng

– Với hơn 25 năm kinh nghiệm trong thăm khám và chữa bệnh cho bệnh nhân, bác sĩ Dương Thị Thắng đã tích lũy nguồn kiến thức sâu rộng, khéo léo kết hợp những kiến thức chuyên môn cùng những phương pháp trị liệu tiên tiến để mang đến kết quả chính xác trong chuẩn đoán và hiệu quả trong điều trị cho bệnh nhân  

Những Thành Tích Đạt Được

– Có 25 năm kinh nghiệm công tác chuyên ngành nội tổng hợp – phục hồi chức năng và siêu âm.

– Nhận được rất nhiều khen thưởng: Huân huy chương chiến công hạng nhất, nhì, ba

– Đạt danh hiệu Chiến sĩ tiên tiến nhiều năm

Xem thêm
Đăng ký khám trực tuyến