Bị rách cổ tử cung có sao không?

Người viết: Dương Thị Thắng Tham vấn: Trương Thị Vân Ngày đăng: 06.05.2021 - 1427 lượt xem

Rách cổ tử cung là một sang chấn đường sinh dục dưới, tương đối hay gặp ở nữ giới khi sinh thường. Nhất là trường hợp đẻ con so hoặc đẻ khó phải can thiệp thủ thuật,…. Vậy bị rách cổ tử cung có sao không? trong nội dung chia sẻ ở bài viết dưới đây, bác sĩ Trương Thị Vân – bác sĩ chuyên sản phụ khoa của phòng khám Đa Khoa Y Học Quốc Tế sẽ giúp chị em đi tìm hiểu rõ hơn về vấn đề này.

Mục lục
  • 1. Rách cổ tử cung có sao không?
  • 2. Cách khắc phục tình trạng rách tử cung hiệu quả

Rách cổ tử cung có sao không?

Rách cổ tử cung có sao không?
Rách cổ tử cung có sao không?

Với hơn 20 năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực sản phụ khoa, bác sĩ Giao Thị Kim Vân cho biết: “Rách cổ tử cung là thương tổn thường gặp có hoặc không kèm theo rách âm đạo và tầng sinh môn. Tùy theo tổn thương để phân loại độ rách. Nguyên nhân khiến chị em gặp phải tình trạng rách tử cung có thể là do cổ tử cung xơ cứng do rách cũ, sau phẫu thuật cắt cụt cổ tử cung, viêm nhiễm cổ tử cung đã đốt điện nhiều lần, cổ tử cung bị phù nề; viêm do chuyển dạ lâu, rặn non làm rách, đẻ thường do thai to, sau khi làm thủ thuật forcep, giác hút, nạo phá thai đặc biệt nạo phá thai to,….

Khi bị rách cổ tử cung chị em sẽ có những triệu chứng như: Chảy máu sau khi sổ thai hoặc trước, máu ít hay nhiều tùy theo tổn thương rách. Ra máu tươi, tử cung vẫn co hồi tốt. Việc thăm khám bằng đặt van và dùng kìm kéo cổ tử cung thẳng ra, di chuyển kìm quanh cổ tử cung xem từng đoạn ngắn cổ tử cung để từ đó đưa ra chẩn đoán chính xác mức độ rách cổ tử cung.

Vậy rách cổ tử cung có sao không? điều này còn tùy vào mức độ và vị trí rách gây ra mức độ chảy máu nhiều hay ít, từ đó đưa ra cách xử lý đúng. Rách cổ tử cung dưới chỗ bám của thành âm đạo: tổn thương thường ít,nhẹ, chảy máu thường ít. Có thể máu tự cầm không cần xử trí gì. Rách cổ tử cung trên chỗ bám của thành âm đạo: chảy máu ít, nhiều tùy theo vị trí và mức độ rách. Nếu cổ tử cung rách nhỏ có thể tự cầm máu sau sổ thai.

Tuy nhiên, nếu trường hợp cổ tử cung rách lớn gây chảy máu nhiều, nếu không được phát hiện sớm và xử lý kịp thời có thể gây choáng giảm thể tích và gây đau, thậm chí có thể gây tử vong. Rách cổ tử cung đặc biệt rách cao có thể là nguyên nhân gây sẩy thai và hở eo tử cung của những lần mang thai sau.

Hơn nữa, mặc dù cổ tử cung bị rách cũ khi sinh không làm ảnh hưởng đến khả năng thụ thai, nhưng rách cổ tử cung có thể là nguyên nhân lớn gây sảy thai. Thường với những trường hợp rách cổ tử cung khi sinh nhỏ hầu như không gây ảnh hưởng gì, nhưng nếu rách lớn (rách cao) lên đến phần eo tử cung (lỗ trong) thì rất có thể là nguyên nhân gây sảy thai ở lần sau do hở eo tử cung.

Có thể thấy tình trạng rách cổ tử cung mà chị em nữ giới gặp phải khá nguy hiểm. Tình trạng cổ tử cung bị rách không chỉ khiến chị em đau đớn mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe và khả năng sinh sản về sau. Thậm chí là đe dọa đến tính mạng nếu không được xử lý kịp thời. Chính vì vậy, bác sĩ Kim Vân khuyên chị em khi nhận thấy những dấu hiệu rách tử cung. Hãy đến ngay các cơ sở y tế chuyên khoa để được các bác sĩ tiến hành thăm khám và chữa trị càng sớm càng tốt.

Cách khắc phục tình trạng rách tử cung hiệu quả

Khắc phục rách cổ tử cung
Khắc phục rách cổ tử cung

Cũng theo bác sĩ Vân thì cách khắc phục rách cổ tử cung tốt nhất đó là khâu vết rách. Kỹ thuật khâu rách cổ tử cung thường được thực hiện theo những bước chính như sau:

+ Bước 1: Chuẩn bị

Người bệnh sẽ được đánh giá toàn diện về lượng máu mất, mạch, huyết áp, toàn trạng, mức độ co hồi tử cung sau sinh (nếu co kém cần dùng thuốc co tử cung); Hoặc các bệnh của chị em, đặc biệt các bệnh có liên quan đến đông cầm máu như giảm tiểu cầu, APTT kéo dài, giảm fibrinogen…; Bác sĩ cần hỏi người bệnh và kiểm tra bệnh án để không bỏ sót các ca dị ứng với các thuốc gây tê, giảm đau, kháng sinh. Sau đó, nếu đủ điều kiện các bác sĩ sẽ chuẩn bị đầy đủ dụng cụ y tế chuyên dụng để thực hiện khâu cổ tử cung.

+ Bước 2: Tiến hành khâu vết rách cổ tử cung

  • Giảm đau cho sản phụ (nếu chưa có gây tê ngoài màng cứng để giảm đau trong và sau sinh).
  • Chỉ khâu vết rách cổ tử cung. Chú ý quan sát rõ hai mép rách để khâu và tránh khâu nhầm môi dưới và môi trên ở hai bên. Khâu bằng chỉ tự tiêu.
  • Khâu lại vết rách ngoài tử cung (cùng đồ nếu có) bằng chỉ tiêu mũi rời.

+ Bước 3: Theo dõi sau thủ thuật: Để đảm bảo việc khâu đã thành công, sau khi khâu vết rách cổ tử cung chị em sẽ được ngơi tại cơ sở y tế để theo dõi sức khỏe. Cụ thể như sau

  • Theo dõi tổng trạng, mạch, huyết áp.
  • Theo dõi chảy máu, nếu sau khi khâu vẫn bị chảy máu thì phải kiểm tra kỹ và khâu lại.
  • Theo dõi lượng máu mất, các xét nghiệm hồng cầu, hemoglobin, khi cần thiết phải truyền máu.
  • Dùng kháng sinh 5 ngày sau khi khâu.

Tuy nhiên, để đảm bảo quá trình thực hiện khâu rách cổ tử cung diễn ra an toàn và bảo vệ sức khỏe sinh sản của mình về sau một cách trọn vẹn. Bác sĩ Kim Vân khuyên chị em cần chú ý lựa chọn các cơ sở y tế chuyên khoa uy tín. Đảm bảo về trình độ chuyên môn bác sĩ, thiết bị y tế hiện đại, quy trình thực hiện an toàn để tiến hành thăm khám và khắc phục, tránh những rủi ro không đáng có xảy ra.

Ngoài ra, để giúp vết thương nhanh chóng hồi phục và ngăn ngừa tình trạng viêm nhiễm có thể xảy ra, chị em cần phải chú ý thêm một số điều như sau:

  • Vệ sinh vùng kín hang ngày sạch sẽ, đúng cách, nhất là trong kỳ kinh, không thụt rửa sâu âm đạo,…
  • Kiêng quan hệ tình dục cho đến khi vết thương lành hẳn
  • Có chế độ ăn uống hợp lý, đồng thời chị em cần tránh ăn những đồ ăn cay nóng hoặc sử dụng các chất kích thích.
  • Tuân thủ theo đúng chỉ định của bác sĩ

Trên đây là những chia sẻ của bác sĩ Kim Vân về vấn đề bị rách cổ tử cung có sao không? Hy vọng qua bài viết này đã giúp chị em hiểu rõ hơn về tình trạng rách cổ tử cung và mức độ nguy hiểm của nó. Từ đó, chủ động hơn trong việc thăm khám và chữa trị.

Nếu chị em còn bất cứ thắc mắc nào về vấn đề này hay các vấn đề liên quan đến sản phụ khoa. Hãy nhấp chuột TẠI ĐÂY hoặc gọi đến số 02438.255.599 – 0836.633.399 để được các bác sĩ tư vấn, giải đáp thắc mắc và đặt lịch hẹn khám miễn phí.

Cập nhật lần cuối: 06.05.2021

Nếu còn thắc mắc, bạn có thể liên hệ với bác sĩ chuyên khoa bằng cách:

Chuyên khoa phục hồi chức năng
Bác sĩ : Dương Thị Thắng Chuyên khoa phục hồi chức năng

– Với hơn 25 năm kinh nghiệm trong thăm khám và chữa bệnh cho bệnh nhân, bác sĩ Dương Thị Thắng đã tích lũy nguồn kiến thức sâu rộng, khéo léo kết hợp những kiến thức chuyên môn cùng những phương pháp trị liệu tiên tiến để mang đến kết quả chính xác trong chuẩn đoán và hiệu quả trong điều trị cho bệnh nhân  

Những Thành Tích Đạt Được

– Có 25 năm kinh nghiệm công tác chuyên ngành nội tổng hợp – phục hồi chức năng và siêu âm.

– Nhận được rất nhiều khen thưởng: Huân huy chương chiến công hạng nhất, nhì, ba

– Đạt danh hiệu Chiến sĩ tiên tiến nhiều năm

Xem thêm
Đăng ký khám trực tuyến