Đau bụng kinh có nên uống thuốc giảm đau paracetamol không?

Người viết: Nguyễn Thị Minh Tâm Tham vấn: Ngày đăng: 29.09.2021 - 741 lượt xem

Đau bụng kinh là hiện tượng mà hầu hết chị em nữ giới đều có thể gặp phải, có người chỉ bị đau âm ỉ, nhưng có người lại cảm thấy đau dữ dội. Chính vì thế, nhiều chị em khi bị đau bụng kinh thường tìm đến các loại thuốc giảm đau, một trong số đó là thuốc giảm đau paracetamol. Vậy đau bụng kinh có nên uống thuốc giảm đau paracetamol không? để trả lời cho vấn đề này, mời chị em hãy cùng tham khảo phần nội dung chia sẻ ở bài viết dưới đây.

Mục lục
  • 1. Thế nào là đau bụng kinh
  • 2. Thông tin cơ bản về thuốc Paracetamol
  • 3. Đau bụng kinh có nên uống thuốc giảm đau Paracetamol?
  • 4. Đau bụng kinh có uống được Panadol không?
  • 5. Phòng khám Đa khoa Y học Quốc tế – Địa chỉ chữa chữa đau bụng kinh hiệu quả

Thế nào là đau bụng kinh

Đau bụng kinh là tình trạng chị em bị đau ở vùng bụng dưới mỗi khi tới kì đèn đỏ. Kèm theo việc đau bụng còn còn có thêm các triệu chứng khác như đau lưng, mệt mỏi, toát mồ hôi lạnh, hạ huyết áp, buồn nôn,… Đau bụng kinh là một triệu chứng rất thường gặp ở chị em phụ nữ đang trong độ tuổi sinh sản hoặc các bạn gái mới bắt đầu dậy thì có kinh. Nên đây thực sự là nỗi lo sợ khi kì kinh nguyện đến cho những chị em nào đang gặp phải tình trạng này.

Đau bụng kinh là tình trạng thường gặp ở phụ nữ
Đau bụng kinh là tình trạng thường gặp ở phụ nữ

Nguyên nhân khiến chị em gặp phải tình trạng đau bụng kinh có thể kể là do bị ứ huyết, nữ giới gặp các bệnh lý về u xơ tử cung, u nang buồng trứng, lạc nội mạc tử cung, hẹp cổ tử cung, dị tật,…

Khi bị đau bụng kinh, chị em thường thấy xuất hiện những cơn đau khó chịu ở vùng bụng dưới, cảm giác đau lúc âm ỉ lúc dữ dội, người mệt mỏi, buồn nôn, tiêu chảy, thậm chí là bị ngất xỉu. Do đó, hầu hết chị em khi bị đau bụng kinh luôn muốn mau chóng tìm cách giảm đau bụng kinh để thoát khỏi nỗi ám ảnh này.

Chính vì thế, một trong những cách giúp trị đau bụng kinh thường được các chị em nữ giới áp dụng nhất hiện nay đó là sử dụng các loại thuốc giảm đau như thuốc giảm đau mofen 400, cataflam… thậm chí còn có những người bị đau bụng kinh uống thuốc paracetamol.

Thông tin cơ bản về thuốc Paracetamol

Paracetamol (hay Acetaminophen) là một loại thuốc giảm đau, hạ sốt. Ngoài ra, Paracetamol còn được biết đến là loại thuốc giảm đau hiệu quả thay thế cho Aspirin, tuy nhiên Paracetamol lại không có tác dụng trong điều trị viêm như Aspirin.

Thuốc paracetamol là gì?
Thuốc paracetamol là gì?

Paracetamol thường được sử dụng để điều trị nhiều tình trạng như đau đầu, đau cơ, viêm khớp, đau lưng, đau răng, cảm lạnh và sốt,…. Thuốc có tác dụng giảm đau trong trường hợp viêm khớp nhẹ nhưng không có hiệu quả nếu tình trạng viêm và sưng khớp nặng hơn. Đôi khi bác sĩ sẽ chỉ định thuốc paracetamol cho những mục đích khác không được liệt kê trong tờ hướng dẫn sử dụng. Lúc ấy, bạn phải tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ.

Hiện nay, paracetamol đang có các dạng bào chế như:

  • Viên nén, dạng uống: 325mg, 500mg.
  • Gel, dạng uống: 500mg.
  • Siro, dạng uống: Biệt dược Triaminic® cho trẻ nhỏ dùng giảm đau hạ sốt: 160 mg/5ml (118ml).
  • Gói bột: 80mg, 150mg và 250mg.
  • Dạng viên đạn (đặt ở hậu môn): 80mg, 150mg và 300mg.
  • Dạng tiêm: Được chỉ định và thực hiện bởi bác sĩ.

Về liều dùng thì tùy vào từng độ tuổi mà bác sĩ sẽ chỉ định liều lượng sử dụng khác nhau. Paracetamol là thuốc an toàn, ít có nguy cơ gặp phải các tác dụng phụ nếu như sử dụng đúng cách và đúng liều dùng. Đồng thời, khi dùng thuốc Paracetamol trong điều trị, thuốc hầu như không gây tác động đến hệ hô hấp và tim mạch, không làm ảnh hưởng đến sự cân bằng acid – base bên trong cơ thể, không gây ra kích ứng hay chảy máu dạ dày,…. Và chỉ gây tác động nhẹ đến hệ thần kinh. Thời điểm phát huy tác dụng giảm đau của thuốc từ 30 – 60 phút sau khi sử dụng. Ảnh hưởng này được duy trì trong vòng 3 – 4 giờ đồng hồ.

Tuy nhiên, thuốc paracetamol vẫn chống chỉ định sử dụng đối với một số trường hợp như:

  • Người mẫn cảm, dị ứng với paracetamol.
  • Người có tiểu sự bị các bệnh về gan.
  • Người bị nghiện rượu bia, thường xuyên sử dụng các chất kích thích.
  • Còn đối với bà bầu thì hiện nay vẫn chưa có nghiên cứu nào chỉ ra thuốc có tác dụng phụ với phụ nữ mang thai, hay đang cho con bú. Nhưng đây là những đối tượng này thường nhạy cảm và dễ bị tác động.

Do đó, trước khi sử dụng thuốc, người dùng nên nhờ đến sự tư vấn của bác sĩ hoặc đọc kỹ hướng dẫn sử dụng để đảm bảo sự an toàn trong quá trình điều trị. Trường hợp nếu sử dụng quá liều, các bạn cần gọi cấp cứu hoặc đến cơ sở y tế gần nhất để có hướng xử lý kịp thời. Các dấu hiệu đầu tiên của quá liều paracetamol bao gồm ăn mất ngon, buồn nôn, nôn mửa, đau dạ dày, đổ mồ hôi, nhầm lẫn hoặc yếu. Các triệu chứng sau có thể bao gồm đau vùng thượng vị, nước tiểu sẫm màu, vàng da hoặc mắt trắng. Ngoài ra, việc sử dụng liều cao có thể dẫn đến ngộ độc paracetamol.

Đau bụng kinh có nên uống thuốc giảm đau Paracetamol?

Như đã biết thì thuốc paracetamol có tác dụng giảm đau. Chính vì thế, nhiều chị em khi bị đau bụng kinh thường sử dụng thuốc để làm giảm các cơn đau. Thậm chí nhiều chị em nữ giới bị đau bụng kinh dùng thuốc giảm đau paracetamol cảm thấy đỡ đau nên tiếp tục dùng loại thuốc này mỗi lần bị đau bụng kinh mỗi khi đến kỳ kinh.

Đau bụng kinh có nên uống thuốc giảm đau paracetamol không, Thuốc paracetamol có làm giảm đau bụng kinh không
Thuốc paracetamol có làm giảm đau bụng kinh không?

Vậy đau bụng kinh có nên uống thuốc giảm đau paracetamol hay không? câu trả lời là không nên uống. Điều này được lý giải là bởi việc dùng thuốc paracetamol chỉ giúp làm giảm cảm giác đau bụng trong trường hợp cơn đau ở mức độ nhẹ và đau bụng kinh trong thời gian ngắn từ 1 – 2 ngày. Chứ loại thuốc này không có tác dụng điều trị dứt điểm tình trạng đau bụng kinh trong trường hợp xảy ra thường xuyên.

Vì vậy, những chị em phụ nữ bị đau bụng kinh dữ dội trong nhiều ngày và bị đau bụng kinh hàng tháng thì không nên sử dụng thuốc này. Bởi nếu chị em lạm dụng thuốc và sử dụng thuốc trong một thời gian dài có thể gây nên những ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe như:

Việc lạm dụng thuốc trong thời gian dài, nhất là những trường hợp dùng quá liều sẽ gây nên tình trạng suy gan, nhiễm độc gan, suy thận với các triệu chứng như nước tiểu sậm màu, vàng da, vàng mắt, phân có màu đất sét, hoặc gây ra các vấn đề liên quan đến dạ dày, nguy hiểm hơn có thể dẫn tới tử vong.

Trường hợp nếu chị em không sử dụng Paracetamol theo chỉ định của bác sĩ có thể gây ra một số tác dụng phụ như phát ban, nổi mẩn da, sưng môi, sưng mặt, sưng lưỡi, sưng họng, khó thở,…

Ngoài ra, việc sử dụng thuốc giảm đau paracetamol để điều trị đau bụng kinh khi khi chưa có sự đồng ý của bác sĩ còn có thể khiến chị em gặp nhiều biến chứng nguy hiểm đối với sức khỏe. Vì như đã nói ở trên, nhiều trường hợp chị em bị đau bụng kinh có thể là dấu hiệu cảnh báo của một số bệnh lý phụ khoa như u xơ tử cung, lạc nội mạc tử cung, dính khoang tử cung, chít hẹp cổ tử cung…

Vậy nên, chúng tôi khuyên chị em khi bị đau bụng kinh, đặc biệt là những chị em bị đau bụng kinh dữ dội nên đi khám phụ khoa để được bác sĩ chuyên khoa chẩn đoán chính xác nguyên nhân. Từ đó, các bác sĩ mới tư vấn cho chị em nên uống thuốc gì hiệu quả, cũng như chỉ định phương pháp điều trị phù hợp.

Đau bụng kinh có uống được Panadol không?

Bên cạnh việc băn khoăn đau bụng kinh có nên uống thuốc giảm đau paracetamol hay không? thì cũng có rất nhiều chị em nữ giới thắc mắc không biết bị đau bụng kinh có uống được panadol hay không?

Thuốc Panadol thuộc nhóm thuốc Paracetamol có chứa Caffeine và Paracetamol. Panadol là một loại thuốc giảm nhanh các triệu chứng đau nhức trong cơ thể. Vì vậy đối với đau bụng kinh, loại thuốc này có thể giúp chị em bớt đau và mệt mỏi. Do đó, nếu chị em bị đau bụng kinh có thể sử dụng Panadol để ức chế cơn đau tạm thời. Nhưng chỉ nên sử dụng loại thuốc này 1, 2 lần trong liều điều trị theo khuyến cáo mà thôi. Không quá 2 liều trong ngày và không uống liên tục trong toàn bộ kỳ kinh nguyệt. Mỗi lần uống phải cách nhau từ 4 – 6 tiếng để đảm bảo an toàn và không hại dạ dày.

Vì nếu chị em sử dụng quá liều và kéo dài sẽ gây ra nhiều nguy cơ đối với dạ dày và gan, thậm chí có thể có nguy cơ vô sinh. Ngoài ra, một vài trường hợp còn có phản ứng da như phát ban, nổi mẩn, ngứa hay các phản ứng mẫn cảm khác như phù thanh quản, phù mạch… Nếu dụng Panadol liều cao kéo dài, thành phần Paracetamol có thể gây giảm tiểu cầu, bạch cầu và huyết cầu.

Như vậy, với câu hỏi bị đau bụng kinh có uống được Panadol không? thì lời khuyên dành cho bạn là tuân thủ đúng liều dùng và không được lạm dụng thuốc. Khi mua thuốc bạn nên chọn cơ sở bán thuốc uy tín, chất lượng với dược sĩ có trình độ chuyên môn cao để được tư vấn cụ thể.

Phòng khám Đa khoa Y học Quốc tế – Địa chỉ chữa chữa đau bụng kinh hiệu quả

Nếu chị em đang sinh sống và làm việc tại Hà Nội hoặc các tỉnh thành lân cân thì có thể lựa chọn phòng khám Đa Khoa Y Học Quốc Tế, địa chỉ 12 Kim Mã – Ba Đình – Hà Nội làm nơi thăm khám và chữa trị đau bụng kinh. Đây là một trong những cơ sở y tế chuyên sản phụ khoa uy tin, trực thuộc sự quản lý của Sở Y tế chuyên thăm khám và chữa trị các bệnh lý nam khoa, phụ khoa, bệnh lây qua đường tình dục, chăm sóc sức khỏe sinh sản,… Được các chuyên gia đánh giá cao và đông đảo người bệnh tin tưởng lựa chọn là bởi:

  • Phòng khám là nơi hội tụ đầy đủ đội ngũ bác sĩ phụ khoa giỏi, nhiều năm kinh nghiệm được mời về làm việc từ các bệnh viện lớn trực tiếp thực hiện thăm khám và chữa trị bệnh.
  • Cơ sở vật chất khang trang, thiết bị y tế được trang bị đầy đủ, hiện đại giúp hỗ trợ đắc lực cho các bác sĩ thể khám chữa bệnh tốt hơn.
Phòng khám Đa khoa Y học Quốc tế 12 Kim Mã - Ba Đình - Hà Nội
Phòng khám Đa khoa Y học Quốc tế 12 Kim Mã – Ba Đình – Hà Nội
  • Dịch vụ y tế chuyên nghiệp, tận tình chu đáo. Thủ tục thăm khám nhanh gọn không mất thời gian chờ đợi nhờ hệ thống tư vấn online và đặt lịch hẹn khám trước hoạt động 24/24. Cùng với đó là mô hình khám chữa bệnh “1 bác sĩ – 1 y tá – 1 bệnh nhân” đảm bảo tính riêng tư và mọi thông tin cá nhân đều được bảo mật tuyệt đối.
  • Chi phí được niêm yết công khai, minh bạch theo mức giá chung do Bộ Y tế quy định. Hơn nữa với mong muốn mang đến chất lượng y tế tốt nhất với mức phí phải chăng, phòng khám thường xuyên thực hiện các chương trình ưu đãi để giúp chị em yên tâm khám chữa.( Tìm hiểu: Chi phí chữa trị bệnh đau bụng kinh ở Hà Nội giá bao nhiêu?)
  • Thời gian làm việc linh hoạt, từ 8h – 20h tất cả các ngày trong tuần. Từ đó, giúp chị em chủ động hơn trong việc sắp xếp thời gian khám chữa bệnh mà không làm ảnh hưởng đến công việc, học tập.

Trên đây là những chia sẻ về vấn đề đau bụng kinh có nên uống thuốc giảm đau paracetamol không? Hy vọng qua bài viết này đã cung cấp cho chị em có thêm được những thông tin hữu ích. Nếu như còn bất cứ thắc mắc nào về vấn đề này, chị em vui lòng nhấp chuột chọn TẠI ĐÂY hoặc gọi đến số 02438.255.599 – 0836.633.399 để được các bác sĩ tư vấn, giải đáp thắc mắc và đặt lịch hẹn khám trước hoàn toàn miễn phí.

Cập nhật lần cuối: 15.10.2021

Nếu còn thắc mắc, bạn có thể liên hệ với bác sĩ chuyên khoa bằng cách:

Chuyên khoa I Y Học Cổ Truyền
Bác sĩ : Nguyễn Thị Minh Tâm Chuyên khoa I Y Học Cổ Truyền

– Bác sĩ Nguyễn Thị Minh Tâm có kinh nghiệm phong phú trong việc áp dụng những thành tựu của Y học cổ truyền kết hợp với Y học hiện đại trong điều trị các bệnh phụ khoa, nam khoa, các bệnh lây truyền qua đường tình dục. Phương pháp chữa bệnh độc đáo, giúp người bệnh lấy lại sức khỏe, có cuộc sống hạnh phúc.  

Những Thành Tích Đạt Được

– Trải qua thời gian học tập và nghiên cứu cũng như kinh nghiệm thực tiễn trong thăm khám và điều trị cho bệnh nhân, bác sĩ Nguyễn Thị Minh Tâm luôn không ngừng phấn đấu để đóng góp cho sự thành công của y học nói chung cũng như y học cổ truyền nói riêng mang lại hiệu quả cao. Bác sĩ nhận được rất nhiều bằng khen, giấy khen từ cấp cơ sở đến cấp Bộ…

– Có nhiều kỷ niệm chương vì sức khỏe nhân dân.

Xem thêm
Đăng ký khám trực tuyến