Đau bụng kinh nên ăn uống gì?
Đau bụng kinh nên ăn uống gì? hay đau bụng kinh không nên ăn gì là câu hỏi được rất nhiều chị em nữ giới quan tâm. Bởi đây là hiện tượng mà hầu hết chị em nữ giới đều có thể gặp phải. Có người chỉ bị đau nhẹ, âm ỉ nhưng lại có người đau dữ dội, từ đó gây nên những ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống sinh hoạt và công việc của chị em. Chính vì vậy, trong nội dung chia sẻ ở bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ giúp chị em đi tìm lời giải đáp cho vấn đề này.
- 1. ĐAU BỤNG KINH NÊN ĂN UỐNG GÌ?
- 1.1. Đau bụng kinh nên ăn gì?
- 1.2. Đau bụng kinh nên uống gì?
- 2. ĐAU BỤNG KINH KHÔNG NÊN ĂN GÌ?
- 3. MỘT SỐ MẸO GIÚP GIẢM ĐAU BỤNG KINH ĐƠN GIẢN
ĐAU BỤNG KINH NÊN ĂN UỐNG GÌ?
Các chuyên gia sản phụ khoa cho biết: “ Đau bụng kinh là hiện tượng các hormone Prostaglandin giải phóng trong cơ thể nữ giới và gây nên những cơn co thắt trong tử cung. Cơn đau sẽ trở nên dữ dội hơn khi hormone này đẩy mạnh quá trình co bóp các mạch máu. Có hai loại đau bụng kinh đó là đau bụng kinh nguyên phát và đau bụng kinh thứ phát:
- Đau bụng kinh nguyên phát: Hormone Prostaglandin được tiết ra quá mức sẽ làm cho tử cung co bóp và đẩy lớp niêm mạc ra ngoài. Đây là hiện tượng mà bất kỳ chị em nào cũng có thể gặp phải. Nhưng trong trường hợp này, chị em có thể can thiệp bằng cách dùng thuốc giảm đau.
- Đau bụng kinh thứ phát: Trường hợp này thường là do các bệnh phụ khoa gây nên như: lạc nội mạc tử cung, viêm vùng chậu, u xơ tử cung, dụng cụ đặt trong tử cung gặp vấn đề… Lúc này, chị em cần chủ động trong việc thăm khám và chữa trị kịp càng sớm càng tốt.
Tuy nhiên, để giảm giúp làm giảm các cơn đau bụng kinh thì bên cạnh việc sử dụng thuốc hay các phương pháp giảm đau tại chỗ,…. Việc chị em xây dựng cho mình một chế độ ăn uống hợp lý trong kỳ kinh cũng là cách giúp làm giảm cơn đau khá hiệu quả. Vậy đau bụng kinh nên ăn uống gì? Cụ thể như sau:
Đau bụng kinh nên ăn gì?
Khi gặp phải những cơn đau trong kỳ kinh, chị em có thể ăn một số món dưới đây để làm cơn đau thuyên giảm:
- Hải sản: Cá (nhất là cá hồi), hàu, cua, bề bề, mực,… có chứa rất nhiều vitamin D và axit béo omega 3. Những chất này có tác dụng điều hòa tử cung, làm giảm lực co thắt ở tử cung đột ngột trong quá trình đẩy máu kinh ra ngoài. Nhờ đó, giúp chị em làm giảm cơn đau bụng dưới khi có kinh và tần suất xuất hiện cơn đau bụng kinh.
- Bên cạnh đó, trong hải sản còn có chứa gầy như đầy đủ các protein, khoáng chất và vitamin, chất chống oxy hóa,… Nên ăn hải sản vào những ngày “đèn đỏ” ngoài việc giúp giảm cơn đau bụng kinh thì chúng còn cung cấp các chất dinh dưỡng cho cơ thể tái tạo lại lượng máu đã mất, giảm cảm giác mệt mỏi, tăng cường sức đề kháng, tốt cho sức khỏe tim mạch và làm đẹp da,…
- Thực phẩm giàu sắt: Việc bổ sung các thực phẩm giàu sắt không chỉ giúp chị em cải thiện tình trạng thiếu máu, nhanh chóng hồi phục thể lực, cải thiện sức khỏe, giảm mệt mỏi mà còn giảm đau bụng kinh, đau lưng, đau ngực,… mỗi khi đến kỳ kinh. Một số loại thực phẩm giàu sắt chị em nên bổ sung như: Gan động vật, thịt bò, lòng đỏ trứng gà, ức gà, rau bina, khoai tây,….
- Thực phẩm giàu canxi: Canxi được biết đến là một trong những khoáng chất có khả năng giúp làm giãn cơ tử cung, cũng như giúp hoạt động co bóp tống máu kinh ra bên ngoài nhịp nhàng hơn. Từ đó, giúp chị em giảm được các cơn đau bụng kinh và chu kỳ kinh đi qua nhẹ nhàng hơn. Các thực phẩm giàu canxi như: hạt đậu nành, đậu đen, đậu đỏ, tôm, cua, sữa, rau chân vịt, cải xoăn,….
- Thực phẩm giàu vitamin E: Việc bổ sung thực phẩm giàu vitamin E trong thời kỳ kinh nguyệt cũng có thể làm giãn cơ, giảm co thắt tử cung từ đó cải thiện triệu chứng đau bụng kinh. Chị em có thể bổ sung vitamin E từ những thực phẩm như: mầm ngũ cốc, mầm lúa mì, lòng đỏ trứng, các loại đậu, các loại hạt, rau muống, dầu mè…
- Rau xanh: Các loại rau xanh như rau chân vịt, bông cải xanh, cải xoăn,… có chứa canxi, magie và kali nên sẽ làm giảm những cơn đau kéo dài trong kỳ kinh. Đồng thời, lượng vitamin k dồi dào trong các loại rau xanh sẽ giúp ngăn ngừa tình trạng chảy máu quá mức và xuất hiện cục máu đông.
- Trứng: Trong trứng chứa nhiều vitamin B6, vitamin D và E giúp làm giảm các cơn đau do kinh nguyệt gây ra. Ngoài ra, đây còn là nguồn cung cấp protein dồi dào giúp tăng cường sức khỏe cho nữ giới trong kỳ kinh.
- Ăn nhiều trái cây tươi: Trong kỳ kinh, chị em nên ăn các loại trái cây như dứa, kiwi, chuối, bơ, ổi, đu đủ,… Vì những loại quả này rất giàu vitamin như vitamin A, B, C, D,…. Giúp điều hòa từ cung, giảm đau bụng kinh kéo dài, bù nước cho cơ thể khi đến kỳ kinh.
Đau bụng kinh nên uống gì?
Bên cạnh việc ăn thì trong kỳ kinh để giúp làm giảm các cơn đau, chị em cũng bên chú ý sử dụng các loại đồ uống như:
- Nước ấm: Với những cơn đau bụng kinh thì việc uống một cốc nước ấm sẽ giúp chị em dễ chịu ngay lập tức. Đồng thời, chị em cũng cần chú ý bổ sung nước thường xuyên cho cơ thể để loại bỏ các độc tố ra khỏi cơ thể, làm đẹp da và làm giảm các cơn đau bụng kinh rất hữu hiệu.
- Sữa: Với hàm lượng kali và magie cao. Nên khi chị em uống sữa, hàm lượng kali có tác dụng dẫn truyền các xung thần kinh, quá trình đông máu và chức năng các tế bào trong cơ thể. Do đó, giúp chị em xoa dịu cảm xúc, ức chế cơn đau, ngăn ngừa nhiễm trùng, giảm tình trạng mất máu kinh. Còn magie có thể giúp dẫn truyền xung động thần kinh trong não và duy trì mức bình thường của các chất hoạt tính với tác dụng kích thích thần kinh.
- Trà xanh: Trà xanh không chỉ chỉ giúp chị em giảm bớt căng thẳng mà còn có tác dụng giúp lưu thông máu, giảm đầy hơi, tăng cường chống oxy hóa.
- Nước đường nâu: Nếu chị em có kinh nguyệt không đều, thường xuyên bị đau bụng kinh, cũng có thể uống nước đường nâu để cải thiện các triệu chứng. Vì theo Y học cổ truyền, đường nâu có tác dụng dưỡng khí, bổ huyết, trừ cảm lạnh, hoạt huyết, giải ứ, giúp cho phụ nữ có kinh nguyệt suôn sẻ, có thể làm ấm cơ thể, hoạt huyết dưỡng khí, tăng tốc độ lưu thông máu và điều kinh,…
- Rượu vang đỏ: Rượu vang có thể làm giãn nở mạch máu và cơ trơn nên có tác dụng nhất định trong việc cải thiện triệu chứng đau bụng kinh. Ngoài ra, chúng còn có vị cay nhẹ, tính bình nên giúp xua tan cảm giác lạnh, thúc đẩy tuần hoàn máu, dưỡng can, giảm đau bụng kinh do khí, huyết hư yếu. Lưu ý, chỉ nên uống một chút, tránh uống quá nhiều vì sẽ khiến chị em gặp rắc rối.
Ngoài ra, chị em cũng có thể bổ sung các loại đồ uống có tính nóng âm để làm giảm cơn đau bụng kinh như: Trà gừng mật ong, trà quế mật ong, trà hoa cúc, nước dừa tươi, sữa tươi ấm pha bột quế,….
Tìm hiểu thêm:
ĐAU BỤNG KINH KHÔNG NÊN ĂN GÌ?
Bên cạnh những món ăn giúp chị em giảm đau bụng kinh thì cũng có những không ít những món ăn tác động tiêu cực đến cơn đau bụng kinh, làm ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe chị em trong kỳ kinh như:
- Món ăn có tính hàn: Các món ăn có tính hàn chị em nên tránh ăn như rong biển, rau đay, rau mồng tơi, rau lang, thịt vịt, thịt ngan… Vì khi chị em ăn những món ăn này sẽ gây chứng lạnh bụng khiến cơn đau bụng kinh trở nên nghiêm trọng và kéo dài hơn.
- Món ăn cay nóng: ớt, tiêu, tỏi,… là những món ăn có tính nóng mà chị em nên tránh vì khi ăn chúng sẽ gây nóng và chướng bụng. Vì vậy, chị em cần hạn chế các thực phẩm chứa nhiều gia vị cay nóng này trong kỳ kinh nhằm hạn chế các chứng rối loạn tiêu hóa, đầy bụng, khó tiêu, đau bụng kinh dữ dội…
- Đồ ăn có chứa nhiều dầu mỡ: Chị em nên tránh các đồ ăn chế biến qua chiên, rán như: khoai tây chiên, gà rán, thịt rán, xúc xích rán,… Vì chúng có chứa lượng dầu mỡ, chất béo không bão hòa và cholesterol lớn. Nên khi ăn chị em dễ bị rối loạn hệ tiêu hóa, chướng bụng, mệt mỏi, khó chịu ở vùng bụng trong những ngày hành kinh.
- Các món chua: Thức ăn chua có tính axit và tính lạnh, ngoài ra còn có nguy cơ làm làm se mạch, gây ứ đọng máu, không có lợi cho quá trình lưu thông và thải ra máu kinh một cách trơn tru, là nguyên nhân gây đau bụng kinh. Do đó, khi bị đau bụng kinh, chị em nên tránh ăn các món ăn chua bao gồm giấm gạo, dưa chua, kim chi, trái cây chua (cam, chanh,…),…
- Đồ ăn quá mặn: Trong những đồ ăn quá mặn có chứa nhiều Natri, nên khi ăn sẽ làm cơ thể bị tích nước làm cơ thể mệt mỏi, đau nhức hơn.
Ngoài đồ ăn thì chị em cũng nên tránh uống các loại đồ uống lạnh hay các loại đồ uống có cồn, cafein trong kỳ kinh (nước mát, nước đá, các thức uống lạnh, rượu, bia, cafe, trà đặc, thuốc lá… ). Vì chúng cũng có thể khiến cơn đau bụng kinh trầm trọng hơn.
MỘT SỐ MẸO GIÚP GIẢM ĐAU BỤNG KINH ĐƠN GIẢN
Nếu chị em thường xuyên bị đau bụng kinh có thể tham khảo một số mẹo giúp giảm đau bụng kinh đơn giảm ở bên dưới đây:
+ Chườm nước ấm: Các nhà khoa học đã chỉ ra rằng nhiệt độ có tác dụng tương tự thuốc. Mắc nhiệt 40 độ C giúp giảm đau bụng kinh đáng kể, vì nó thể ngăn chặn thụ cảm thể gây dau P2X3. Vì vậy, khi bị đau bụng kinh, chị em có thể lấy một ít nước ấm cho vào bình thủy tinh hoặc bình cao su rồi chườm lên vùng bụng dưới sẽ giúp làm dịu đi cơn đau bụng kinh nhanh chóng.
+ Vệ sinh vùng kín: Trong kỳ kinh, lúc này vùng kín khá yếu và nhạy cảm, do đó nếu chị em không chú ý vệ sinh vùng kín sạch sẽ rất dễ bị các vi khuẩn có hại xâm nhập, tấn công gây nên bệnh phụ khoa, cũng như khiến các cơn đau bụng kinh nghiêm trong hơn. Vì vậy, chị em cần chú ý việc vệ sinh sạch sẽ vùng kín sạch sẽ, đúng cách, không thụt rửa âm đạo, đồng thời nên tránh quan hệ trong những ngày đèn đỏ.
+ Đắp gừng: Chị em có thể lấy gừng tươi, giã nát hoặc cắt thành từng lát rồi đắp lên vùng bụng dưới trong khoảng 5 -7 phút. Hơi nóng của gừng sẽ làm giảm cơn đau bụng, khiến bạn dễ chịu hơn.
+ Massage bụng: Nhiều người chia sẻ rằng sử dụng tinh dầu kết hợp với việc massage bụng có thể giúp làm giảm đau bụng kinh khá hiệu quả. Cách thực hiện khá đơn giản, chị em chỉ cần đặt tay lên bụng và xoa theo chiều kim đồng hồ, thực hiện từ từ với áp lực vừa phải trong vòng một phút.
+ Tập yoga: Đây cũng là cách giúp làm giảm đau bụng kinh khá hiệu quả. Các động tác đơn giản mà chị em có thể dễ dàng tập luyện như áp sát hai chân lên tường, thở đều và thư giãn hay cuộn người hình vòng cung sẽ giúp cơn đau thuyên giảm và nhẹ nhàng hơn trong những ngày “đèn đỏ”.
Bên cạnh tập yoga thì chị em cũng có thể đi bộ, đạp xe để các cơ được thả lỏng, giảm bớt căng thẳng tâm lý và giảm cảm giác khó chịu của các cơn đau.
+ Dùng thuốc giảm đau không kê đơn (NSAID): Theo Đại học Sản phụ khoa Hoa Kỳ, thuốc giảm đau không kê đơn như ibuprofen (Advil, Motrin), naproxen (Aleve) và aspirin (Bufferin) là những phương pháp chữa trị hiệu quả đối với chứng đau bụng kinh ở nữ giới. Các loại thuốc này sẽ ức chế lượng prostaglandin trong cơ thể.
Tuy nhiên, khi sử dụng thuốc, để giảm đau hiệu quả, tránh tác dụng phụ không mong muốn. Chị em cần tham khảo ý kiến của bác sĩ, đặc biệt là những chị em có tiền sử chảy máu hoặc các vấn đề về dạ dày hoặc thận.
Trên đây là những mẹo giúp làm giảm đau bụng kinh mà chị em có thể tham khảo. Nhưng nếu sau khi áp dụng những cách này mà cơn đau không thuyên giảm mà ngày càng trở nên nghiêm trọng hơn thì chị em cần đến các cơ sở y tế để được các bác sĩ thăm khám và chữa trị càng sớm càng tốt.
Trên đây là những chia sẻ về vấn đề đau bụng kinh nên ăn uống gì? hy vọng qua bài viết này đã cung cấp cho chị em có thêm được những thông tin hữu ích. Nếu như còn bất cứ thắc mắc nào, chị em vui lòng nhấp chuột chọn TẠI ĐÂY hoặc gọi đến số 02438.255.599- 0836.633.399 để được các bác sĩ tư vấn, giải đáp thắc mắc và đặt lịch hẹn khám miễn phí.
Cập nhật lần cuối: 13.09.2021
Nếu còn thắc mắc, bạn có thể liên hệ với bác sĩ chuyên khoa bằng cách:
- Gọi điện trực tiếp tới SĐT của bác sĩ: 0836 633 399 - (0243)8 255 599
- Nhấp chuột chọn [Tư vấn trực tuyến] để trao đổi trực tiếp với bác sĩ
- Để tiết kiệm chi phí, bạn có thể [để lại số điện thoại], chúng tôi sẽ liên hệ lại
- Hotline: 0836 633 399 - (0243)8 255 599
- Click [Tư vấn trực tuyến]
- Để tiết kiệm chi phí hãy [ĐỂ LẠI SĐT]
– Bác sĩ Nguyễn Thị Minh Tâm có kinh nghiệm phong phú trong việc áp dụng những thành tựu của Y học cổ truyền kết hợp với Y học hiện đại trong điều trị các bệnh phụ khoa, nam khoa, các bệnh lây truyền qua đường tình dục. Phương pháp chữa bệnh độc đáo, giúp người bệnh lấy lại sức khỏe, có cuộc sống hạnh phúc.
Những Thành Tích Đạt Được
– Trải qua thời gian học tập và nghiên cứu cũng như kinh nghiệm thực tiễn trong thăm khám và điều trị cho bệnh nhân, bác sĩ Nguyễn Thị Minh Tâm luôn không ngừng phấn đấu để đóng góp cho sự thành công của y học nói chung cũng như y học cổ truyền nói riêng mang lại hiệu quả cao. Bác sĩ nhận được rất nhiều bằng khen, giấy khen từ cấp cơ sở đến cấp Bộ…
– Có nhiều kỷ niệm chương vì sức khỏe nhân dân.
Xem thêm