Những điều cần biết về khâu vòng cổ tử cung

Người viết: Hà Thị Huệ Tham vấn: Nguyễn Thị Luyện Ngày đăng: 17.04.2021 - 908 lượt xem

Hành trình 9 tháng 10 ngày không phải lúc nào cũng suôn sẻ với những người mẹ. Đôi khi sẽ phải dùng thuốc hay làm biện pháp gì khác để giúp thai phát triển tốt hơn, có thể là khâu vòng cổ tử cung. Khâu vòng cổ tử cung là giải pháp dành cho những trường hợp mang thai bị hở eo tử cung hoặc có tiền sử sảy thai vì hở eo cổ tử cung. Để tìm hiểu thêm về giải pháp này, bạn hãy xem ngay bài viết dưới đây. Bài viết chia sẻ những điều cần biết về khâu vòng cổ tử cung do bác sĩ Nguyễn Thị Luyện với hơn 20 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Sản phụ khoa chia sẻ.

Mục lục
  • 1. Những điều cần biết về khâu vòng cổ tử cung
  • 2. Khâu vòng cổ tử cung có nguy hiểm không?
  • 3. Trường hợp không nên khâu vòng cổ tử cung
  • 4. Phương pháp khâu vòng cổ tử cung
    • 4.1. Quy trình khâu vòng cổ tử cung
    • 4.2. Biểu hiện sau khi khâu vòng cổ tử cung

Những điều cần biết về khâu vòng cổ tử cung

Khâu vòng cổ tử cung là gì?v
Khâu vòng cổ tử cung là gì?

Khâu vòng cổ tử cung là giải pháp điều trị cho thai phụ bị hở eo cổ tử cung, có tiền sử khâu cổ tử cung, từng bị sảy thai từ 2 lần trở lên mà không rõ nguyên nhân nhằm dự phòng sinh non hoặc sảy thai. Ngoài ra, một số trường hợp đặc biệt như mang song thai, đa thai với chiều dài cổ tử cung dưới 25 mm thì cũng nên khâu vòng cổ tử cung.

Thời điểm tốt nhất để khâu vòng cổ tử cung là khi thai được 16 – 20 tuần tuổi. Đến tuần 37 – 38 thì thai phụ sẽ được cắt chỉ khâu để sẵn sàng cho kỳ sinh đẻ bình thường. Nếu thai phụ có dấu hiệu chuyển dạ sớm thì cần tiến hành cắt chỉ sớm hơn để tránh rách hoặc đứt cổ tử cung.

Khâu vòng cổ tử cung có nguy hiểm không?

Khâu vòng cổ tử cung không gây nguy hại tới sức khỏe của cả mẹ và bé nhưng điều này chỉ đảm bảo khi được thực hiện tại các bệnh viện lớn bởi đội ngũ bác sĩ có kinh nghiệm, tay nghề vững vàng.

Nếu khâu vòng cổ tử cung tại địa chỉ kém uy tín không đảm bảo về trình độ chuyên môn và không có đầy đủ máy móc trang thiết bị chuyên dụng cần thiết thì thai phụ rất dễ gặp phải những biến chứng sau:

  • Chuyển dạ sinh non, ối vỡ non
  • Rách cổ tử cung
  • May vào bàng quang, chảy máu âm đạo
  • Nhiễm trùng

Trường hợp không nên khâu vòng cổ tử cung

Dù có bị hở cổ tử cung thì thai phụ cũng không được khâu vòng cổ tử cung nếu nằm trong các trường hợp sau:

  • Mang thai hơn 24 tuần tuổi
  • Có bất thường ở thai nhi hoặc thai chết lưu
  • Bị viêm nhiễm đường sinh dục cấp tính như viêm âm đạo, viêm cổ tử cung…
  • Xuất hiện cơn co tử cung ít đến nhiều
  • Bị viêm màng ối hoặc vỡ ối sớm
  • Bị xuất huyết có nguồn gốc từ tử cung
  • Cổ tử cung mở trên 4 cm

Nếu cố tình thực hiện có thể gây nguy hiểm tới sức khỏe của cả thai phụ và thai nhi.

Ngoài ra, khâu vòng cổ tử cung không hữu ích cho việc kéo dài thai kỳ trong trường hợp mang thai nhiều lần mà không có tiền sử hở eo tử cung trong những lần mang thai trước hoặc khi thai phụ có chiều dài cổ tử cung ngắn trên siêu âm trong thai kỳ hiện tại nhưng chưa từng sinh non trước đây.

Phương pháp khâu vòng cổ tử cung

Phương pháp khâu vòng cổ tử cungPhương pháp khâu vòng cổ tử cung
Phương pháp khâu vòng cổ tử cung

Có 2 cách giúp thai phụ khâu vòng cổ tử cung là khâu vòng cổ tử cung qua âm đạo (TVC) và khâu vòng cổ tử cung qua ngả bụng.

1/ Khâu vòng cổ tử cung qua âm đạo

Trong khâu vòng cổ tử cung qua âm đạo thì có nhiều kỹ thuật như:

  • Khâu vòng cổ tử cung kiểu Mc Donald
  • Khâu vòng cổ tử cung kiểu Shirodka
  • Buộc vòng cổ tử cung theo phương pháp Lash
  • Khâu vòng cổ tử cung kiểu Wurm (một biến thể của Mc Donald)
  • Khâu vòng cổ tử cung kiểu Emmet (áp dụng cho nữ giới không mang thai)
  • Khâu vòng cổ tử cung kiểu Page
  • Khâu vòng cổ tử cung kiểu Mann
  • Khâu vòng cổ tử cung kiểu Hefner (được thực hiện khi bất thường cổ tử cung được chẩn đoán quá muộn)

2/ Khâu vòng cổ tử cung qua ngả bụng

Khâu vòng cổ tử cung qua ngả bụng áp dụng cho những thai phụ có cổ tử cung quá ngắn không thể tiến hành khâu bằng ngả âm đạo. Phẫu thuật bao gồm mở thành bụng và khâu cổ tử cung ở đỉnh trên và dưới. Sau khi thực hiện thai phụ sẽ phải sinh mổ giống như khi khâu vòng cổ tử cung kiểu Shirodka.

Khâu vòng cổ tử cung qua ngả bụng có tỷ lệ biến chứng cao hơn so với phương pháp khâu vòng cổ tử cung qua âm đạo nên trước khi thực hiện thai phụ sẽ được thăm khám khá kỹ.

Quy trình khâu vòng cổ tử cung

  • Bước 1: Chuẩn bị bác sĩ, kỹ thuật viên, bệnh nhân cùng những dụng cụ cần thiết như kim, chỉ, pine kẹp…
  • Bước 2: Vệ sinh và sát trùng vùng kín.
  • Bước 3: Gây tê hoặc gây mê tại vùng kín.
  • Bước 4: Dùng chỉ perlon bền chọc kim vào vị trí 11 giờ 30, ra ở vị trí 9 giờ 30, rồi tiếp tục chọc vào ở vị trí 8 giờ 30 xuống 7 giờ 30, tiếp tục chọc vào ở vị trí 5 giờ 30 lên 3 giờ 30 và mũi chọc cuối cùng vào vị trí 2 giờ 30 lên 12 giờ 30. Buộc chỉ ở vị trí 12 giờ. Cắt đầu chỉ xa nút buộc khoảng 1 cm. Khi thắt, hai mũi chéo sẽ kéo hẹp lỗ cổ tử cung chít lại theo chiều đứng và ngang.
  • Bước 5: Kiểm tra nút chỉ. Nếu ổn rồi thì sát trùng vùng kín thêm lần nữa.
  • Bước 6: Kết thúc thủ thuật, để thai phụ nghỉ ngơi tại bệnh viện.
  • Bước 7: Rút gạc cho thai phụ sau 4 – 6 giờ. Nếu sức khỏe vẫn ổn định, thai phụ không có biểu hiện vỡ ối hay ra máu/ ra nước tại âm đạo trong vòng 12 – 48h thì sẽ được trở về nhà.
  • Bước 7: Tái khám.

Biểu hiện sau khi khâu vòng cổ tử cung

Sau khi khâu vòng cổ tử cung, thai phụ có thể sẽ cảm thấy co rút khó chịu và tiểu đau trong vài ngày. Do đó, nếu được chỉ định uống thuốc giảm co bóp tử cung và thuốc kháng sinh chống nhiễm khuẩn thì hãy tuân thủ theo đúng hướng dẫn của bác sĩ. Ngoài ra, thai phụ không nên vận động và đi lại nhiều, vệ sinh vùng kín sạch sẽ mỗi ngày. Khi vệ sinh tránh thụt rửa sâu, chà xát mạnh, ngâm rửa vùng kín hoặc lạm dụng xà phòng, sữa tắm, dung dịch vệ sinh chuyên dụng. Kiêng quan hệ tình dục một thời gian. Tránh đứng lâu. Bổ sung các thực phẩm dinh dưỡng cho cơ thể đồng thời nhớ tái khám và siêu âm đo chiều dài cổ tử cung định kỳ theo lịch hẹn của bác sĩ.

Nếu có bất thường như đau nhiều nơi vết khâu, chảy máu, sốt kèm ớn lạnh, rét run hay cơ quan sinh dục có mùi hôi khó chịu, rỉ nhiều dịch mủ thì chị em cần chủ động khám ngay. Bạn có thể hỏi thêm [tại đây] hoặc gọi tới đường dây nóng (024) 38255599 – 083.66.33.399 để được giải đáp miễn phí.

Cập nhật lần cuối: 22.02.2022

Nếu còn thắc mắc, bạn có thể liên hệ với bác sĩ chuyên khoa bằng cách:

Chuyên khoa I chuyên ngành Sản phụ khoa
Bác sĩ : Hà Thị Huệ Chuyên khoa I chuyên ngành Sản phụ khoa

Chức vụ bằng cấp

– Tốt nghiệp tại học Y Thái Nguyên

– Tốt nghiệp bác sĩ Chuyên khoa I sản phụ khoa Đại học Y Hà Nội

– Bác sĩ sản phụ khoa bệnh viên Đa khoa tỉnh Yên Bái

– Công tác tại phòng khám Sản phụ khoa 36 Ngô Quyền

Sở trường chuyên môn

– Tư vấn + khám chữa bệnh về viêm nhiễm phụ khoa: viêm âm đạo, cổ tử cung,…

– Tư vấn và điều trị rối loạn kinh nguyệt, tiền mãn kinh,…

– Thực hiện thủ thuật kế hoạch hóa gia đình, điều trị vô sinh hiếm muộn nam-nữ,..

– Thẩm mỹ vùng kín, phục hồi chức năng,…

– Siêu âm nâng cao trong sản phụ khoa

Xem thêm
Đăng ký khám trực tuyến