Thai 12 tuần tuổi nặng bao nhiêu gam?

Người viết: Nguyễn Thị Minh Tâm Tham vấn: Đinh Thị Quỳnh Huế Ngày đăng: 04.01.2020 - 8469 lượt xem

Thai 12 tuần tuổi nặng bao nhiêu gam? Là vấn đề được rất nhiều mẹ bầu quan tâm. Bởi thông qua đó giúp mẹ bầu biết được sự phát triển của thai nhi có tốt không, để từ đó có sự thay đổi về chế độ sinh hoạt, tập luyện sao cho phù hợp. Chình vì vậy trong nội dung bài viết hôm nay, bác sĩ chuyên sản phụ khoa Đinh Thị Quỳnh Huế của phòng khám Đa Khoa Y Học Quốc Tế sẽ giúp mẹ bầu tìm hiểu rõ hơn về vấn đề này.

Bài viết liên quan:

Mục lục
  • 1. Thai 12 tuần tuổi nặng bao nhiêu gam?
    • 1.1. Cơ thể mẹ ra sao khi mang thai 12 tuần tuổi?
    • 1.2. Mẹ cần lưu ý những gì khi mang thai 12 tuần tuổi?

Thai 12 tuần tuổi nặng bao nhiêu gam?

Bác sĩ Đinh Thị Quỳnh Huế cho biết “Trong giai đoạn 3 tháng đầu thai kỳ, thai nhi không tăng nhiều cân nên tới tuần thai thứ 12, bé yêu trong bụng mẹ mới chỉ nặng khoảng 14g, có chiều dài (được đo từ đầu đến mông) khoảng 5,4 cm. Tuy nhiên, lúc này bé đã hình thành gần như đầy đủ các bộ phận và phát triển nhanh chóng trong thời gian tiếp theo.

Bảng cân nặng thai nhi theo từng tuần
Bảng cân nặng thai nhi theo từng tuần

Và một trong những biểu hiện đáng chú ý nhất ở tuần thai này là phản xạ của bé. Các ngón tay đã có thể co duỗi, miệng có những phản xạ mút, chân cong vểnh ra, cơ mắt khép… Thực tế, nếu mẹ lấy tay gõ nhẹ vào bụng, bé có thể phản ứng bằng cách vặn vẹo thân mình. Tuy nhiên, những cử động này khá nhỏ nên mẹ khó mà cảm nhận được và phải đến tuần thứ 19 – 20 mẹ mới cảm nhận được thai máy và những chuyển động của bé.

Bên cạnh đó, ở tuần thai này phần ruột được nối trực tiếp với dây rốn bên ngoài cơ thể đã được gấp gọn lại và di chuyển dần vào khoang bụng. Thận cũng bắt đầu bài tiết nước tiểu vào bàng quang. Đồng thời, não bộ của bé bắt đầu phát triển mạnh, xương ở mặt trước hộp sọ sẽ mở rộng ra để phù hợp với kích thước não bộ. Khuôn mặt đã bắt đầu giống với người bình thường, mắt chuyển ra trước đầu, tai vào đúng vị trí. Phần cổ của bé cũng đã hình thành rõ hơn, đầu và thân mình không còn dính liền vào nhau như trước nữa và nhịp tim của bé lúc này cao gấp đôi so với người trưởng thành.

Cơ thể mẹ ra sao khi mang thai 12 tuần tuổi?

Mặc dù ở tuần thai này, nguy cơ sảy thai của mẹ cũng đã thấp hơn nhiều so với những tuần đầu. Đồng thời, nồng độ hormone trong cơ thể mẹ sẽ thay đổi và nhờ sự thay đổi này mà mẹ cảm thấy cơ thể dễ chịu hơn, tình trạng ốm nghén cũng giảm bớt.

Tuy nhiên, lúc này cơ thể mẹ sẽ trở nên đầy đặn và bụng cũng đã bắt đầu nhô ra, nhất là những mẹ mang đa thai thì bụng sẽ to hơn rất nhiều so với người bình thường. Ngoài ra, giai đoạn này, nhau thai sản xuất nhiều hormone progesterone, nội tiết tố này làm lỏng các vách ngăn giữa dạ dày và thực quản, khiến axit trong dạ dày trào ra ngoài ống dẫn thức ăn, gây cảm giác bỏng rát khó chịu cho mẹ bầu. Đồng thời, mẹ cũng có thể nhận thấy vùng kín luôn ẩm ướt do huyết trắng ở âm đạo ra nhiều hơn. Tuy nhiên, mẹ không nên quá lo lắng vì đây là điều hết sức bình thường.

Mẹ cần lưu ý những gì khi mang thai 12 tuần tuổi?

Điều đầu tiên, mẹ bầu cần ghi nhớ đó là trong tuần này mẹ cần đi khám và siêu âm thai để các bác sĩ đo độ mờ sau gáy nhằm sàng lọc nguy cơ dị tật thai nhi. Vì nếu mẹ đi siêu âm quá muộn, sau tuần thứ 14 chỉ số này sẽ không còn giá trị trong việc chẩn đoán bệnh Down nữa.

Mặc dù ở tuần thai thứ 12, mẹ đã đỡ mệt mỏi hơn nhưng chứng chán ăn, nôn ói thỉnh thoảng vẫn làm phiền mẹ. Đặc biệt, ở tuần này, thể tích máu của mẹ sẽ được tăng lên đáng kể để chuẩn bị cho giai đoạn phát triển mạnh mẽ tiếp theo của thai nhi. Do đó, ngoài việc uống viên sắt, mẹ hãy bổ sung đầy đủ dinh dưỡng cho thai nhi phát triển, mẹ cần ăn đủ các dưỡng chất cần thiết, bao gồm: chất đạm, đường, chất béo, vitamin và khoáng chất,… Mỗi ngày, mẹ nên chia thành 5 – 6 bữa ăn nhỏ thay vì ăn 3 bữa chính, điều này sẽ giúp hệ tiêu hóa hấp thu vừa phải lượng dinh dưỡng, giảm bớt chứng chướng bụng, đầy hơi.

Mặt khác, mẹ cũng cần lưu ý tránh xa những thực phẩm có tính axit hoặc nhiều gia vị như đồ chiên, xào, đồ nướng, đồ ngọt, thức uống có ga, caffeine… Vì chúng sẽ khiến chứng ợ nóng khi mang thai của mẹ trầm trọng hơn.

Ngoài ra, với những mẹ bầu thừa cân hoặc có mức tăng cân nhanh, bắt đầu từ tuần này nên hạn chế ăn nhiều tinh bột để kiểm soát cân nặng tốt hơn và ổn định lượng đường trong máu.

Bên cạnh đó, mặc dù thai nhi đã kết thúc tam cá nguyệt thứ nhất, nhưng nguy cơ bị sảy thai vẫn có thể xuất hiện, dù với lệ thấp. Do đó, mẹ cần chú ý thăm khám thai định kỳ theo đúng lịch hẹn của bác sĩ nhằm phát hiện sớm những bất thường ở thai nhi và xử lý kịp thời để tránh gây ra những biến chứng nguy hiểm.

>>>Xem thêm: Ý nghĩa của việc siêu âm khoảng sáng sau gáy thai nhi

Trên đây là những chia sẻ của bác sĩ Đinh Thị Quỳnh Huế về vấn đề thai 12 tuần tuổi nặng bao nhiêu gam. Hy vọng qua bài viết này đã cung cấp được cho các mẹ bầu có thêm được những thông tin bổ ích. Nếu còn bất cứ thắc mắc nào về thai kỳ, hãy nhấp chuột chọn [Tư vấn trực tuyến] hoặc gọi đến số 0836.633.399 – 02438.255.599 để được các bác sĩ tư vấn, giải đáp những thắc mắc và đặt lịch hẹn khám miễn phí.

Cảm ơn các mẹ đã theo dõi bài viết. Chúc các mẹ có một thai kỳ khỏe mạnh!

Tham khảo: 12 Weeks Pregnant: https://www.whattoexpect.com/pregnancy/week-by-week/week-12.aspx. Truy cập ngày: 4/1/2020.

Cập nhật lần cuối: 15.10.2020

Nếu còn thắc mắc, bạn có thể liên hệ với bác sĩ chuyên khoa bằng cách:

Chuyên khoa I Y Học Cổ Truyền
Bác sĩ : Nguyễn Thị Minh Tâm Chuyên khoa I Y Học Cổ Truyền

– Bác sĩ Nguyễn Thị Minh Tâm có kinh nghiệm phong phú trong việc áp dụng những thành tựu của Y học cổ truyền kết hợp với Y học hiện đại trong điều trị các bệnh phụ khoa, nam khoa, các bệnh lây truyền qua đường tình dục. Phương pháp chữa bệnh độc đáo, giúp người bệnh lấy lại sức khỏe, có cuộc sống hạnh phúc.  

Những Thành Tích Đạt Được

– Trải qua thời gian học tập và nghiên cứu cũng như kinh nghiệm thực tiễn trong thăm khám và điều trị cho bệnh nhân, bác sĩ Nguyễn Thị Minh Tâm luôn không ngừng phấn đấu để đóng góp cho sự thành công của y học nói chung cũng như y học cổ truyền nói riêng mang lại hiệu quả cao. Bác sĩ nhận được rất nhiều bằng khen, giấy khen từ cấp cơ sở đến cấp Bộ…

– Có nhiều kỷ niệm chương vì sức khỏe nhân dân.

Xem thêm
Đăng ký khám trực tuyến