Ăn bí đỏ có bị vàng da không? Chế độ ăn uống khi bị vàng da

Người viết: Nguyễn Thị Minh Tâm Tham vấn: Ngày đăng: 13.03.2020 - 11490 lượt xem

Bí đỏ được ví như là “nhà vô địch” về hàm lượng sắt, giàu vitamin, muối khoáng cũng như các axít hữu cơ. Do đó, việc bổ sung bí đỏ vào thực đơn dinh dưỡng của mình thì chúng khá tốt cho sức khỏe và cung cấp nhiều chất dinh dưỡng khác nhau. Vậy ăn bí đỏ có bị vàng da không? mời bạn đọc hãy cùng tham khảo nội dung chia sẻ ở bài viết dưới đây.

Mục lục
  • 1. Ăn bí đỏ có bị vàng da không?
  • 2. Chế độ ăn uống khi bị vàng da

Ăn bí đỏ có bị vàng da không?

ăn bí đỏ có bị vàng da không

Bí đỏ còn được gọi là bí ngô, bí rợ một món ăn yêu thích của nhiều người. Bí đỏ không chỉ tốt cho mắt, não, hệ tiêu hóa mà theo Đông y, bí đỏ còn có tác dụng bổ trung ích khí, kiện tỳ vị, tiêu đàm, chỉ thống (giảm đau), giải độc, sát trùng… Tuy nhiên, trong bí đỏ có chất beta caroten, do đó nếu ăn quá nhiều có thể gây nên hiện tượng vàng da ở cánh mũi, gan bàn tay hay bàn chân. Hơn nữa, nếu bạn bổ sung quá nhiều beta caroten sẽ tích trữ tại gan, sau đó ngấm vào tim mạch và các mô mỡ, gây ảnh hưởng đến sức khỏe.

Như vậy đáp cho câu hỏi ăn bí đỏ có bị vàng da không? Câu trả lời là có. Không những thế, trong bí đỏ còn chứa rất nhiều tiền chất của vitamin A, nên khi ăn vào sẽ được cơ thể chuyển hóa dễ dàng thành vitamin A. Đây là chất rất quan trọng đối với mắt, đồng thời giúp phát triển xương, quá trình tăng trưởng của cơ thể, tăng cường khả năng miễn dịch và chống nhiễm trùng… Tuy nhiên, khi ăn uống thừa quá nhiều các chất này sẽ dự trữ dưới gan và da, từ đó gây nên tình trạng vàng da.

Vì vậy, để nhận được những lợi ích của bí đỏ đối với sức khỏe và tránh những ảnh hưởng mà bí đỏ có thể gây ra đối với sức khỏe, chúng tôi khuyên bạn nên sử dụng bí đỏ 1 cách hợp lý (khoảng 2 – 3 bữa/tuần).

Chế độ ăn uống khi bị vàng da

– Theo các chuyên gia, các triệu chứng đi kèm với vàng da bao gồm đau bụng, nhức đầu, sốt, buồn nôn, chán ăn, sụt cân, nôn mửa. Nếu bị vàng da, bạn nên chọn thực phẩm dễ tiêu hóa.

– Cà chua là thực phẩm giàu chất chống ôxy hóa và vitamin C cùng hoạt chất lycopene, được chứng minh là một phương thuốc hiệu quả giúp trẻ hóa tế bào gan, nhờ đó, hỗ trợ chữa các triệu chứng vàng da.

– Uống nước mía giúp kiểm soát các triệu chứng vàng da, khôi phục chức năng gan và hỗ trợ tiêu hóa.

– Uống nước chanh một cách có kiểm soát giúp phục hồi và làm giảm các triệu chứng vàng da, vì nó giúp khai thông các ống dẫn mật.

– Ngoài các loại thực phẩm nêu trên, những ai bị vàng da nên uống ít nhất 180 ml nước mỗi ngày. Uống trà thảo mộc, trà hoa cúc, trà xanh… với liều lượng vừa phải cũng giúp giảm triệu chứng vàng da.

– Không nên chọn thực phẩm giàu protein vì gan khó chuyển hóa protein. Đậu lăng, đậu Hà Lan nên tránh khi bị vàng da. Ngoài hàm lượng chất xơ cao, các loại đậu này còn chứa nhiều protein khiến gan khó hoạt động.

– Vì gan đóng vai trò quan trọng trong chuyển hóa protein nên thực phẩm chứa nhiều protein như trứng nên tránh. Nói tóm lại, bạn cần hạn chế lượng chất sắt, chất béo, đường và muối ăn nạp vào cơ thể trong thời gian bị vàng da.

Tham khảo:

Cập nhật lần cuối: 11.08.2020

Nếu còn thắc mắc, bạn có thể liên hệ với bác sĩ chuyên khoa bằng cách:

Chuyên khoa I Y Học Cổ Truyền
Bác sĩ : Nguyễn Thị Minh Tâm Chuyên khoa I Y Học Cổ Truyền

– Bác sĩ Nguyễn Thị Minh Tâm có kinh nghiệm phong phú trong việc áp dụng những thành tựu của Y học cổ truyền kết hợp với Y học hiện đại trong điều trị các bệnh phụ khoa, nam khoa, các bệnh lây truyền qua đường tình dục. Phương pháp chữa bệnh độc đáo, giúp người bệnh lấy lại sức khỏe, có cuộc sống hạnh phúc.  

Những Thành Tích Đạt Được

– Trải qua thời gian học tập và nghiên cứu cũng như kinh nghiệm thực tiễn trong thăm khám và điều trị cho bệnh nhân, bác sĩ Nguyễn Thị Minh Tâm luôn không ngừng phấn đấu để đóng góp cho sự thành công của y học nói chung cũng như y học cổ truyền nói riêng mang lại hiệu quả cao. Bác sĩ nhận được rất nhiều bằng khen, giấy khen từ cấp cơ sở đến cấp Bộ…

– Có nhiều kỷ niệm chương vì sức khỏe nhân dân.

Xem thêm
Đăng ký khám trực tuyến